Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật theo quy định không?
- Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật theo quy định không?
- Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội như thế nào?
- Trách nhiệm của người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được lấy phiếu tín nhiệm như thế nào?
Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật theo quy định không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 66 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) quy định như sau:
Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
...
2. Các Ủy ban của Quốc hội gồm:
a) Ủy ban pháp luật;
...
Theo quy định Ủy ban pháp luật là một trong những Ủy ban của Quốc hội.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
...
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Trước đây, vấn đề lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
...
Theo quy định Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật.
Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật theo quy định không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội như thế nào?
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; bảo đảm quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
3. Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Trước đây, nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được quy định tại Điều 4 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
3. Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Trách nhiệm của người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được lấy phiếu tín nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được lấy phiếu tín nhiệm được quy định khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
..
3. Người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo đầy đủ, trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập, những hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ các nội dung mà cử tri và Nhân dân có ý kiến hoặc đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu (nếu có).
...
Trước đây, trách nhiệm của người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được lấy phiếu tín nhiệm được quy định theo khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
...
3. Người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập cá nhân, những hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu.
...
Theo quy định người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập cá nhân, những hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?