Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vào thời điểm nào?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vào thời điểm nào?
- Thu nhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những khoản nào?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích nào?
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vào thời điểm nào?
Thời điểm trích lập quỹ dự phòng rủi ro được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 15/2019/TT-BTC như sau:
Phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh và xử lý rủi ro
1. Việc phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh và xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro: Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Như vậy, theo quy định, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Thu nhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những khoản nào?
Thu nhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là các khoản phải thu phát sinh trong kỳ, được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan, có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2019/TT-BTC quy định thì thu nhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nguồn thu sau đây:
(1) Thu từ hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng:
- Thu phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh tín dụng;
- Thu phí bảo lãnh tín dụng;
- Thu lỗi nhận nợ bắt buộc đối với khách hàng.
(2) Thu từ hoạt động tài chính;
- Thu lãi tiền gửi;
- Thu lãi đầu tư trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
- Thu từ phí quản lý các nguồn viện trợ, hỗ trợ, tài trợ, đóng góp (nếu có);
- Thu phí nhận ủy thác của chính quyền địa phương, các quỹ tài chính địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (bên ủy thác) để thực hiện yêu cầu của bên ủy thác theo quy định của pháp luật.
(3) Thu nhập khác:
- Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản;
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường (phần còn lại sau khi đã bù đắp tổn thất xảy ra);
- Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế;
- Thu từ các hoạt động dịch vụ, thu từ cho thuê tài sản của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Thu chênh lệch tỷ giá (nếu có);
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích nào?
Việc sử dụng nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 15/2019/TT-BTC như sau:
Bảo đảm an toàn vốn và tài sản
Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn vốn và tài sản của Quỹ, gồm:
...
4. Xử lý tổn thất về tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều này, điểm b khoản 3 Điều 43 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 8 Thông tư này.
5. Tuân thủ đầy đủ các quy định về đối tượng, điều kiện, phạm vi bảo lãnh, giới hạn cấp bảo lãnh và các nội dung liên quan đến hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
6. Không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và các hoạt động kinh doanh, đầu tư không được phép khác (trừ tiền nhàn rỗi của Quỹ được sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
7. Không được huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu.
8. Thực hiện các biện pháp khác về bảo đảm an toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích sau đây (trừ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ bảo lãnh tín dụng được sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 34/2018/NĐ-CP):
- Kinh doanh tiền tệ;
- Đầu tư chứng khoán;
- Góp vốn;
- Mua cổ phần doanh nghiệp;
- Kinh doanh bất động sản;
- Các hoạt động kinh doanh, đầu tư không được phép khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?