Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích gì? Những đối tượng nào được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ?

Tôi có một vài thắc mắc mong được giải đáp, cụ thể như sau: Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích gì? Những đối tượng nào được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ? Câu hỏi của anh THQ từ Thừa Thiên Huế.

Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích gì?

Mục đích thành lập Quỹ Bảo trợ trẻ em được quy định tại tiểu mục 2 Mục I Thông tư 87/2008/TT-BTC như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quỹ Bảo trợ trẻ em là đơn vị sự nghiệp công lập; được thành lập ở cấp tỉnh và cấp Trung ương; do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý (đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam) và do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý (đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) theo quy định tại Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Đối tượng được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ:
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiệm ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật;
...

Như vậy, Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích gì? Những đối tượng nào được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ?

Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Những đối tượng nào được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ?

Đối tượng được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ được quy định tại tiểu mục 3 Mục I Thông tư 87/2008/TT-BTC như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG
...
2. Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Đối tượng được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ:
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiệm ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật;
- Trẻ em mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, chi phí điều trị cao; bị tai nạn thương tích;
- Trẻ em vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng bị thiên tai, dịch bệnh;
- Trẻ em thuộc gia đình nghèo vượt khó học giỏi;
- Trẻ em được tài trợ theo địa chỉ cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ;
- Hỗ trợ cho các đối tượng trẻ em khác phù hợp với tôn chỉ và mục đích của quỹ.
4. Quỹ Bảo trợ trẻ em là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội: có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước để giao dịch, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán; số dư quỹ cuối năm trước, kể cả kinh phí thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
...

Như vậy, theo quy định, những đối tượng được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ, bao gồm:

(1) Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm:

- Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi;

- Trẻ em khuyết tật;

- Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

- Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại;

- Trẻ em phải làm việc xa gia đình;

- Trẻ em lang thang;

- Trẻ em bị xâm hại tình dục;

- Trẻ em nghiệm ma túy;

- Trẻ em vi phạm pháp luật;

(2) Trẻ em mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, chi phí điều trị cao; bị tai nạn thương tích;

(3) Trẻ em vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng bị thiên tai, dịch bệnh;

(4) Trẻ em thuộc gia đình nghèo vượt khó học giỏi;

(5) Trẻ em được tài trợ theo địa chỉ cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ;

(6) Hỗ trợ cho các đối tượng trẻ em khác phù hợp với tôn chỉ và mục đích của quỹ.

Quỹ Bảo trợ trẻ em có được dùng nguồn tiền nhàn rỗi của quỹ để mua trái phiếu Chính phủ không?

Nguồn tiền nhàn rỗi của quỹ được quy định tại tiểu mục 4 Mục I Thông tư 87/2008/TT-BTC như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG
...
4. Nguồn tiền nhàn rỗi của quỹ (không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước) được gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ nhằm bảo toàn, tăng trưởng quỹ, phục vụ cho hoạt động của quỹ.
5. Quỹ Bảo trợ trẻ em phải công khai tình hình huy động, quản lý, sử dụng quỹ và báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc huy động, quản lý và sử dụng quỹ phải đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và những quy định tại Thông tư này.

Như vậy, theo quy định, nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ Bảo trợ trẻ em (không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước) được gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ nhằm bảo toàn, tăng trưởng quỹ, phục vụ cho hoạt động của quỹ.

Quỹ bảo trợ trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích gì? Những đối tượng nào được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ?
Pháp luật
Quỹ Bảo trợ trẻ em được trích tối đa bao % trên tổng số thu hàng năm của quỹ để chi cho công tác quản lý quỹ?
Pháp luật
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan nào? Quỹ Có tư cách pháp nhân không?
Pháp luật
Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam gồm có những thành phần nào? Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ bảo trợ trẻ em
7,555 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ bảo trợ trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quỹ bảo trợ trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào