Quỹ Bảo trợ trẻ em được trích tối đa bao % trên tổng số thu hàng năm của quỹ để chi cho công tác quản lý quỹ?
- Nguồn thu của Quỹ Bảo trợ trẻ em bao gồm những nguồn nào?
- Nội dung chi hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ nguồn huy động đóng góp, tài trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em gồm những gì?
- Quỹ Bảo trợ trẻ em được trích tối đa bao % trên tổng số thu hàng năm của quỹ để chi cho công tác quản lý quỹ?
Nguồn thu của Quỹ Bảo trợ trẻ em bao gồm những nguồn nào?
Nguồn thu của Quỹ Bảo trợ trẻ em được quy định tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư 87/2008/TT-BTC như sau:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nguồn thu của Quỹ Bảo trợ trẻ em:
- Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp bằng tiền, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản và các loại tài sản khác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước dưới hình thức ủng hộ, hợp đồng tặng cho tài sản, hiến tặng, di chúc của người để lại tài sản hoặc các hình thức khác vào quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể để thực hiện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ.
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao;
+ Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên theo định mức chi quản lý hành chính đối với số biên chế được cấp có thẩm quyền giao làm nhiệm vụ quản lý quỹ;
+ Kinh phí thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án do Nhà nước đặt hàng (nếu có).
+ Kinh phí đối ứng cho các dự án viện trợ, tài trợ (nếu có).
- Thu từ lãi tiền gửi, lãi trái phiếu Chính phủ (nếu có).
- Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định, nguồn thu của Quỹ Bảo trợ trẻ em bao gồm:
(1) Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp bằng tiền, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản và các loại tài sản khác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
(2) Tiếp nhận tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể để thực hiện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ.
(3) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao;
- Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên theo định mức chi quản lý hành chính đối với số biên chế được cấp có thẩm quyền giao làm nhiệm vụ quản lý quỹ;
- Kinh phí thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án do Nhà nước đặt hàng (nếu có).
- Kinh phí đối ứng cho các dự án viện trợ, tài trợ (nếu có).
(4) Thu từ lãi tiền gửi, lãi trái phiếu Chính phủ (nếu có).
(5) Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Nguồn thu của Quỹ Bảo trợ trẻ em bao gồm những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Nội dung chi hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ nguồn huy động đóng góp, tài trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em gồm những gì?
Nội dung chi của Quỹ Bảo trợ trẻ em được quy định tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 87/2008/TT-BTC như sau:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
2. Nội dung chi của Quỹ Bảo trợ trẻ em:
2.1. Chi hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ nguồn huy động đóng góp, tài trợ bao gồm:
- Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em bị khuyết tật như: phẫu thuật mắt, phẫu thuật vá môi hở hàm ếch, phẫu thuật dị tật vận động, phẫu thuật tim …
- Hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh, đi lại và tiền ăn cho trẻ em bị mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, bị tai nạn thương tích chi phí điều trị cao;
- Hỗ trợ kinh phí học nghề: học phí, tiền ăn, sách vở và đồ dùng học tập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nhu cầu học nghề.
- Hỗ trợ học bổng, sách vở và đồ dùng học tập cho học sinh thuộc gia đình nghèo, con thương binh, liệt sỹ, con gia đình có công với cách mạng vượt khó học giỏi.
- Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo nâng cấp lớp mẫu giáo, trung tâm phục hồi chức năng, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng căn cứ cách mạng.
- Hỗ trợ tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm cho trẻ em như: ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết trung thu, gặp mặt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó.
- Hỗ trợ đột xuất cho trẻ em vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
- Hỗ trợ trẻ em nghèo học tại các lớp học tình thương do các tổ chức, cá nhân tổ chức.
- Hỗ trợ trẻ em nghèo gặp các tai nạn rủi ro khác.
- Hỗ trợ trẻ em có địa chỉ cụ thể theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ.
- Hỗ trợ cho các đối tượng trẻ em khác phù hợp với tôn chỉ và mục đích của quỹ.
...
Như vậy, nội dung chi hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ nguồn huy động đóng góp, tài trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em gồm:
(1) Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em bị khuyết tật như: phẫu thuật mắt, phẫu thuật vá môi hở hàm ếch, phẫu thuật dị tật vận động, phẫu thuật tim…;
(2) Hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh, đi lại và tiền ăn cho trẻ em bị mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, bị tai nạn thương tích chi phí điều trị cao;
(3) Hỗ trợ kinh phí học nghề: học phí, tiền ăn, sách vở và đồ dùng học tập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nhu cầu học nghề;
(4) Hỗ trợ học bổng, sách vở và đồ dùng học tập cho học sinh thuộc gia đình nghèo, con thương binh, liệt sỹ, con gia đình có công với cách mạng vượt khó học giỏi;
(5) Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo nâng cấp lớp mẫu giáo, trung tâm phục hồi chức năng, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng căn cứ cách mạng;
(6) Hỗ trợ tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm cho trẻ em như: ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết trung thu, gặp mặt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó;
(7) Hỗ trợ đột xuất cho trẻ em vùng bị thiên tai, dịch bệnh;
(8) Hỗ trợ trẻ em nghèo học tại các lớp học tình thương do các tổ chức, cá nhân tổ chức;
(9) Hỗ trợ trẻ em nghèo gặp các tai nạn rủi ro khác;
(10) Hỗ trợ trẻ em có địa chỉ cụ thể theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ;
(11) Hỗ trợ cho các đối tượng trẻ em khác phù hợp với tôn chỉ và mục đích của quỹ.
Quỹ Bảo trợ trẻ em được trích tối đa bao % trên tổng số thu hàng năm của quỹ để chi cho công tác quản lý quỹ?
Nội dung chi hoạt động quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em được quy định tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 87/2008/TT-BTC như sau:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
2. Nội dung chi của Quỹ Bảo trợ trẻ em:
...
2.2. Chi hoạt động quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em:
a) Quỹ được trích tối đa 10% (mười phần trăm) trên tổng số thu hàng năm của quỹ (trừ các khoản thu tài trợ có địa chỉ cụ thể, tài trợ bằng hiện vật và hỗ trợ của ngân sách nhà nước) để chi cho công tác quản lý quỹ. Căn cứ vào nguồn thu hàng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam) và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) quyết định mức trích chi phí quản lý quỹ phù hợp với tình hình hoạt động của quỹ.
...
Như vậy, theo quy định, Quỹ Bảo trợ trẻ em được trích tối đa 10% trên tổng số thu hàng năm của quỹ (trừ các khoản thu tài trợ có địa chỉ cụ thể, tài trợ bằng hiện vật và hỗ trợ của ngân sách nhà nước) để chi cho công tác quản lý quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?