Quỹ bình ổn giá là quỹ gì? Mức trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá được xác định căn cứ vào đâu?
Quỹ bình ổn giá là gì?
Quỹ bình ổn giá được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 177/2013/NĐ-CP như sau:
Quỹ bình ổn giá
1. Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo quy định trên, quỹ bình ổn giá được hiểu là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quỹ bình ổn giá (Hình từ Internet)
Quỹ bình ổn giá được lập từ những nguồn nào?
Quỹ bình ổn giá được lập từ những nguồn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 177/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 149/2016/NĐ-CP dưới đây:
Quỹ bình ổn giá
...
2. Lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định này và chỉ được sử dụng quỹ để bình ổn giá cho hàng hóa, dịch vụ đó.
Trường hợp cần thay đổi, bổ sung mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan trình Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Giá.
...
Theo đó, quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Giá 2012, cụ thể:
Biện pháp bình ổn giá
Áp dụng có thời hạn một hoặc một số biện pháp sau để thực hiện bình ổn giá phù hợp với các trường hợp được quy định tại Điều 16 của Luật này:
1. Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
2. Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
3. Trong trường hợp cần thiết, lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống.
Quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn sau:
a) Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ;
b) Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân;
c) Viện trợ của nước ngoài;
d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Chính phủ quy định chi tiết về mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá;
...
Như vậy, quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn sau:
- Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ;
- Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân;
- Viện trợ của nước ngoài;
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 177/2013/NĐ-CP và chỉ được sử dụng quỹ để bình ổn giá cho hàng hóa, dịch vụ đó.
Trường hợp cần thay đổi, bổ sung mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Mức trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá được xác định căn cứ vào đâu?
Mức trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá được xác định căn cứ vào quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 177/2013/NĐ-CP như sau:
Quỹ bình ổn giá
...
4. Mức trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá được xác định căn cứ vào đặc thù sản xuất kinh doanh của mặt hàng được lập quỹ, bảo đảm yêu cầu sử dụng quỹ bình ổn giá linh hoạt phù hợp với biến động giá thị trường.
5. Việc quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá phải thực hiện các quy định về trích lập, sử dụng, quản lý quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
7. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể về cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá đối với từng hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, mức trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá được xác định căn cứ vào đặc thù sản xuất kinh doanh của mặt hàng được lập quỹ, bảo đảm yêu cầu sử dụng quỹ bình ổn giá linh hoạt phù hợp với biến động giá thị trường.
Việc quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá phải thực hiện các quy định về trích lập, sử dụng, quản lý quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?