Quỹ Công đoàn có chi hỗ trợ người lao động tham gia các hoạt động thể dục, thể thao do doanh nghiệp tổ chức không?
Quỹ Công đoàn có chi hỗ trợ Người lao động tham gia các hoạt động thể dục, thể thao do doanh nghiệp tổ chức không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 về việc ban hành quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở quy định về Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động, cụ thể như sau:
Chi tài chính tại công đoàn cơ sở
....
2. Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động
…
2.4. Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao.
- Chi hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng đơn vị văn hóa; phòng chống tệ nạn xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động; chi hỗ trợ cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; chi khen thưởng tổng kết hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội của công đoàn cơ sở.
- Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
- Chi bồi dưỡng cho Ban tổ chức, vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao do công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp trên cơ sở tổ chức; chi khen thưởng tập thể, cá nhân đạt giải trong các cuộc hội diễn, hội thao do công đoàn cơ sở tổ chức.
…
Như vậy, Quỹ công đoàn không những chi hỗ trợ cho người lao động và đoàn viên công đoàn tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao mà quỹ công đoàn còn chi khen thưởng tổng kết hoạt động văn hóa, thể thao.
Bên cạnh đó, Quỹ công đoàn còn chi:
(1) Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đoàn viên và người lao động, bao gồm:
- Chi hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động
- Chi hỗ trợ du lịch, nghỉ dưỡng.
- Chi thăm hỏi, trợ cấp:
+ Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.
+ Chi trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động.
- Chi động viên, khen thưởng
- Chi đào tạo
(2) Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động, bao gồm:
- Chi tuyên truyền, vận động.
- Chi phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
- Chi tổ chức phong trào thi đua.
- Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao.
- Chi tuyên truyền các hoạt động về giới và bình đẳng giới.
- Chi đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, bao gồm: trang trí, khánh tiết, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu, nước uống, các hội nghị…
(3) Chi quản lý hành chính
(4) Chi lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương
(5) Chi khác
(Căn cứ tại Điều 6 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022)
Quỹ Công đoàn có chi hỗ trợ người lao động tham gia các hoạt động thể dục, thể thao do doanh nghiệp tổ chức không? (Hình từ Internet)
Nguồn thu quỹ công đoàn từ đâu?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định rõ nguồn thu tài chính công đoàn từ 03 nguồn:
(1) Thu đoàn phí công đoàn
- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng.
- Phương thức thu đoàn phí công đoàn thực hiện theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
(2) Thu kinh phí công đoàn
- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng theo quy định của Pháp luật và Quyết định của Tổng Liên đoàn.
- Phương thức thu kinh phí công đoàn thực hiện theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ.
(3) Thu khác
Nguyên tắc về thu, chi, quản lý quỹ công đoàn cơ sở dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về gguyên tắc về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở như sau:
- Tài chính tại công đoàn cơ sở là một bộ phận của tài chính công đoàn, được sử dụng cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Căn cứ chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, của Tổng Liên đoàn, nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và thực tế hoạt động công đoàn tại đơn vị, ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn nội bộ để thực hiện.
- Công đoàn cơ sở phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. Chi đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là đối tượng nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
- Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?