Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thành lập nhằm mục đích gì theo quy định pháp luật? Việc thành lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước nào?
Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thành lập nhằm mục đích gì theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 173 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về mục đích thành lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa như sau:
Mục đích hoạt động của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ trực tiếp cho người có công, thân nhân người có công và hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ.
2. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Từ quy định trên thì Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ trực tiếp cho người có công, thân nhân người có công và hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ.
Quỹ đền ơn đáp nghĩa (Hình từ Internet)
Việc thành lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 179 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền thành lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa như sau:
Tổ chức hoạt động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
1. Thẩm quyền thành lập
a) Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm thành lập Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương và Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương.
Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương gồm: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng ban; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực; đại diện Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Phó Trưởng ban; đại diện lãnh đạo của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm thành viên.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có trách nhiệm thành lập Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cùng cấp.
Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn lao động cùng cấp làm thành viên.
Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện làm Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn lao động cùng cấp làm thành viên.
Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban, một cán bộ, công chức cấp xã phụ trách văn hóa - xã hội hoặc lao động - thương binh và xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã làm Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp làm thành viên.
c) Trưởng Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm thành lập bộ phận giúp việc là Văn phòng Quỹ đền ơn đáp nghĩa cùng cấp; Trưởng Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã thành lập bộ phận giúp việc Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã.
Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương đặt tại Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm một số cán bộ, công chức kiêm nhiệm của Cục Người có công.
Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm một số cán bộ, công chức kiêm nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện đặt tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm một số cán bộ, công chức kiêm nhiệm của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bộ phận giúp việc Ban Quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã đặt tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm một số cán bộ kiêm nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã. Kế toán, thủ quỹ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã do cán bộ kế toán, thủ quỹ của Ủy ban nhân dân cấp xã đảm nhiệm.
Theo đó, thẩm quyền thành lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa thuộc về Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Quỹ đền ơn đáp nghĩa được sử dụng vào những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 181 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về nội dung sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa như sau:
Nội dung sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
1. Hỗ trợ người có công hoặc thân nhân của họ khi gia đình gặp khó khăn hoặc khi ốm đau, khám, chữa bệnh.
2. Hỗ trợ địa phương có nhiều đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi người có công mà nguồn vận động ủng hộ thấp.
3. Tặng quà đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.
4. Hỗ trợ để xây dựng và sửa chữa nhà ở đối với người có công hoặc thân nhân liệt sĩ.
5. Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ.
6. Các hoạt động phục vụ công tác quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa (mua sắm trang thiết bị, vật tư văn phòng, văn phòng phẩm, dịch vụ công cộng và các khoản chi khác), các hoạt động tuyên truyền, khen thưởng, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Các khoản chi tại khoản này không được vượt quá 5% tổng số thu hằng năm của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa từng cấp.
Như vậy, Quỹ đền ơn đáp nghĩa chỉ được sử dụng vào những trường hợp theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?