Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thu từ các nguồn nào? Chi đảm bảo hoạt động của Quỹ gồm các nội dung gì?
- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thu từ các nguồn nào?
- Doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo nguyên tắc thế nào?
- Cơ quan nào hướng dẫn doanh nghiệp viễn thông hạch toán, thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ?
- Chi đảm bảo hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam gồm các nội dung gì?
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thu từ các nguồn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quyết định 11/2014/QĐ-TTg quy định về nguồn thu của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, cụ thể gồm có:
- Đóng góp của doanh nghiệp viễn thông theo tỷ lệ phần trăm doanh thu các dịch vụ viễn thông trong Danh mục dịch vụ viễn thông phải đóng góp vào Quỹ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo nguyên tắc thế nào?
Việc đóng góp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải bảo đảm thực hiện theo các nguyên tắc nêu tại khoản 2 Điều 9 Quyết định 11/2014/QĐ-TTg như sau:
- Doanh nghiệp viễn thông tham gia kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong Danh mục dịch vụ viễn thông theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải đóng góp vào Quỹ.
- Mức đóng góp vào Quỹ đối với dịch vụ phải đóng góp doanh thu trong Danh mục sau đây tối đa không quá 5% doanh thu dịch vụ viễn thông:
Căn cứ vào chính sách của Nhà nước, nội dung và phạm vi của chương trình viễn thông công ích theo từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục và mức đóng góp doanh thu các dịch vụ viễn thông vào Quỹ đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
- Khoản đóng góp vào Quỹ được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông.
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (Hình từ Internet)
Cơ quan nào hướng dẫn doanh nghiệp viễn thông hạch toán, thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ?
Theo Điều 13 Quyết định 11/2014/QĐ-TTg quy định:
Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn chế độ tài chính và công tác kế toán Quỹ.
2. Hướng dẫn cụ thể mức trích của Quỹ theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Quyết định này để chi cho đầu tư cơ sở vật chất, hoạt động thường xuyên của Quỹ và hoạt động quản lý Chương trình viễn thông công ích.
3. Hướng dẫn doanh nghiệp viễn thông hạch toán, thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ theo quy định.
4. Hướng dẫn Quỹ hoàn trả vốn điều lệ của Quỹ theo quy định.
5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính của Quỹ theo quy định của pháp luật.
Như vậy Bộ tài chính có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp viễn thông hạch toán, thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo quy định.
Chi đảm bảo hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam gồm các nội dung gì?
Về vấn đề này tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 180/2016/TT-BTC quy định về nội dung chi đảm bảo hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam như sau:
(1) Chi thường xuyên:
- Chi trả các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp và các khoản thanh toán cá nhân khác theo chế độ hiện hành của nhà nước;
- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, và các khoản chi khác như in ấn, mua tài liệu chuyên môn, in các biểu mẫu, chứng chỉ, giấy chứng nhận và các ấn phẩm khác;
- Chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn theo các tiêu chuẩn chức danh quy định đối với công chức, người lao động của Quỹ;
- Chi hội nghị, hội thảo, khảo sát trong nước và ngoài nước về chuyên môn, nghiệp vụ; chi hợp tác quốc tế, đoàn ra, đoàn vào;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, nước, xăng dầu, an ninh, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc và các dịch vụ thuê ngoài khác (nếu có);
- Chi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Quỹ;
- Chi mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác, sửa chữa thường xuyên tài sản, trang thiết bị;
- Chi kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí do Quỹ hỗ trợ;
- Các khoản chi khác phục vụ hoạt động thường xuyên của Quỹ.
(2) Chi không thường xuyên:
- Chi thuê tư vấn kiểm toán thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình;
- Chi phí ủy thác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước;
- Chi sửa chữa lớn tài sản, mua sắm phương tiện đi lại (nếu có);
- Chi thuê mướn cơ sở vật chất, kỹ thuật, chi thuê văn phòng làm việc và các trang thiết bị khác (nếu có);
- Chi thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác được cơ quan có thẩm quyền giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?