Quy định của pháp luật trong việc ký hợp đồng hợp tác tổ chức triển lãm ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép tổ chức triển lãm?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép tổ chức triển lãm?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 23/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép tổ chức triển lãm như sau:
"Điều 11. Thẩm quyền cấp Giấy phép tổ chức triển lãm
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép tổ chức triển lãm đối với:
a) Triển lãm do các tổ chức ở Trung ương đưa ra nước ngoài;
b) Triển lãm do tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tổ chức tại Việt Nam;
c) Triển lãm do các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên liên kết đưa ra nước ngoài.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy phép tổ chức triển lãm đối với:
a) Triển lãm, do các tổ chức cá nhân tại địa phương đưa ra nước ngoài;
b) Triển lãm do cá nhân nước ngoài tổ chức tại địa phương."
Như vậy tùy thuộc quy mô mức độ của triển lãm mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy phép tổ chức triển lãm.
Để tham gia tổ chức triển lãm thì cần phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép tổ chức triển lãm như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 23/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin cấp Giấy phép tổ chức triển lãm như sau:
"Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép tổ chức triển lãm
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức triển lãm gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức triển lãm trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua dịch vụ công trực tuyến thuộc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép tổ chức triển lãm (Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);
b) Danh sách tác phẩm, hiện vật, tài liệu (có ghi rõ tên tác giả, chủ sở hữu; tên, số lượng; chất liệu, kích thước tác phẩm hoặc hiện vật, tài liệu; các chú thích kèm theo);
c) Ảnh chụp từng tác phẩm, hiện vật, tài liệu và makét trưng bày (kích thước 10x15 cm) in trên giấy hoặc ghi vào phương tiện lưu trữ kỹ thuật số;
d) Văn bản thỏa thuận hoặc thư mời, thông báo, hợp đồng của phía nước ngoài về việc tổ chức triển lãm (đối với triển lãm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này). Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê, mượn địa điểm triển lãm (đối với triển lãm quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này);
đ) Bản sao một trong các giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người tổ chức triển lãm (đối với triển lãm do cá nhân người Việt Nam đứng tên tổ chức); hộ chiếu (đối với triển lãm do người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đứng tên tổ chức).
Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật.
e) Phương án bảo đảm các điều kiện về trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ (đối với triển lãm quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này).
..."
Tổ chức triển lãm
Quy định của pháp luật trong việc ký hợp đồng hợp tác tổ chức triển lãm ra sao?
Hiện tại không có văn bản nào quy định cụ thể nào về hợp đồng hợp tác tổ chức triển lãm sản phẩm cả. Tuy nhiên nếu việc hợp tác sản tổ chức triển lãm của bạn nhằm mục đích hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế thì có thể hiểu bạn sẽ phải lập hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác của mình.
Căn cứ theo Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về về hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
..."
Nội dung của hợp đồng BCC được quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư 2020 như sau:
"Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật."
Tải về mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?