Quy định của pháp luật về việc phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế như thế nào? Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành nên bởi những nguồn kinh phí nào?
Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành nên bởi những nguồn kinh phí nào?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về nguồn hình thành nên quỹ bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 33. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế
1. Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
2. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế.
3. Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
4. Các nguồn thu hợp pháp khác._
Theo đó nguồn thu đầu tiên chính là nguồn tiền từ những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tiếp đó là các nguồn khác như tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế; tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các nguồn thu hợp pháp khác.
Nhà nước thực hiện việc quản lý quỹ bảo hiểm y tế ra sao?
Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về việc quản lý quỹ bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 34. Quản lý quỹ bảo hiểm y tế
1. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức bảo hiểm y tế.
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm quản lý quỹ bảo hiểm y tế và tư vấn chính sách bảo hiểm y tế.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý quỹ bảo hiểm y tế; quyết định nguồn tài chính để bảo đảm việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong trường hợp mất cân đối thu, chi quỹ bảo hiểm y tế.
3. Hằng năm, Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế"
Quy định của pháp luật về việc phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế như thế nào?
Phân bổ sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
Căn cứ Điều 35 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi khoản 23 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 35. Phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
1. Quỹ bảo hiểm y tế được phân bổ và sử dụng như sau:
a) 90% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh;
b) 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế cho quỹ dự phòng.
2. Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để đầu tư theo các hình thức quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hình thức và cơ cấu đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế trên cơ sở đề nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm, sau khi được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán thì phần kinh phí chưa sử dụng hết được phân bổ theo lộ trình như sau:
a) Từ ngày Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì 80% chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phương để sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Hỗ trợ quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện.
Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải chuyển 20% phần kinh phí chưa sử dụng hết về cho địa phương.
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán, phần kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển về quỹ dự phòng;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung.
...”
Ngoài ra tại Điều 31 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định về việc phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 31. Phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
Tổng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này được phân bổ và sử dụng như sau:
1. 90% dành cho khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là quỹ khám bệnh, chữa bệnh) được sử dụng cho các mục đích:
a) Chi trả các khoản chi phí thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại các Điều 14, 26, 27 và 30 Nghị định này;
b) Trích để lại cho các cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này.
2. 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế và được quy định như sau:
a) Mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế tối đa bằng 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế. Mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế cụ thể hằng năm và nội dung chi thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Mức trích quỹ dự phòng là số tiền còn lại sau khi đã trích quỹ quản lý quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm a khoản này, tối thiểu bằng 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế."
Căn cứ theo các quy định trên, việc sử dụng kinh phí của quỹ bảo hiểm y tế mua trang thiết bị y tế cho trạm (cán bộ y tế) chỉ xảy ra khi tỉnh có số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh lơn hơn số chi trong năm và sau khi số chi trong năm và sau khi đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán phần kinh phí dư ra này. Nếu không thuộc trường hợp trên thì Trung Tâm y tế không được phép sử dụng kinh phí để mua trang thiết bị cho các trạm, việc tự ý mua này đã vi phạm quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
Về vấn đề trích giữ số % quỹ bảo hiểm y tế theo cấp quản lý thì hiện không tìm thấy quy định cụ thể. Việc trích giữ lại % quỹ bảo hiểm y tế anh kiểm tra lại văn bản hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tại địa phương xem sao ạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?