Quy định khi đại hội chi bộ thì ghi nhận ý kiến của đảng viên trong văn kiện Đảng được thực hiện như thế nào?
Đại hội chi bộ được triệu tập thời gian như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
"Điều 24.
1. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.
2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.
3. Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng.
4. Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi uỷ viên."
Như vậy đại hội chi bộ được triệu tập 05 năm hai lần do chi ủy hoặc bí thư chi bộ triệu tập.
Đại hội chi bộ (Hình từ Internet)
Quy định khi đại hội chi bộ thì ghi nhận ý kiến của đảng viên trong văn kiện Đảng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 9 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
"Điều 9.
[...] 5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số. [...]"
Nội dung này được hướng dẫn tại khoản 9.3 Mục 9 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 như sau:
"9- Điều 9: Một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
9.3. (Khoản 5): Quy định "Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành" được cụ thể hoá như sau:
9.3.1. Số thành viên của đại hội đại biểu là tổng số đại biểu chính thức được triệu tập có đủ tư cách dự đại hội (trừ số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội không có đại biểu dự khuyết thay thế).
9.3.2. Số thành viên của đại hội đảng viên, hội nghị đảng viên là tổng số đảng viên chính thức trong đảng bộ, chi bộ được triệu tập (trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác và đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý).
9.3.3. Số thành viên của hội nghị ban chấp hành đảng bộ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra là tổng số uỷ viên đương nhiệm của ban chấp hành đảng bộ, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ, uỷ viên uỷ ban kiểm tra đương nhiệm (trừ số thành viên đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời không có mặt tại hội nghị, số thành viên đang bị đình chỉ sinh hoạt, bị khởi tố, truy tố, tạm giam).
9.3.4. Trường hợp kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên đảng viên, khai trừ đảng viên thì phải được ít nhất hai phần ba số thành viên của tổ chức đảng nhất trí đề nghị và được cấp uỷ cấp trên có thẩm quyền quyết định với sự nhất trí của trên một nửa số thành viên.
9.3.5. Trường hợp giải tán tổ chức đảng thì phải được ít nhất hai phần ba số thành viên cấp uỷ cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp uỷ cấp trên cách một cấp quyết định với sự đồng ý của trên một nửa số thành viên."
Theo quy định trên thì đảng viên được quyền bảo lưu ý kiến riêng của mình và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết đã được thông qua.
Ở đây sẽ ghi nhận theo tỷ lệ thông qua là 85% như bạn nêu.
Các tổ chức trong điều hành và giúp việc của đại hội chi bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 12 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định các tổ chức trong điều hành và giúp việc của đại hội chi bộ như sau:
- Đoàn chủ tịch đại hội.
- Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội.
- Đoàn thư ký đại hội.
- Ban kiểm phiếu.
- Ban Bí thư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?