Quy định nội bộ về quản trị rủi ro phải lập kế hoạch dự phòng để bảo đảm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm đúng không?
- Quy định nội bộ về quản trị rủi ro phải lập các kế hoạch dự phòng nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm đúng không?
- Báo cáo quản trị rủi ro là nội dung bắt buộc trong báo cáo nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm đúng không?
- Báo cáo quản trị rủi ro bao gồm những nội dung gì?
Quy định nội bộ về quản trị rủi ro phải lập các kế hoạch dự phòng nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm đúng không?
Theo căn cứ tại điểm e khoản 2 Điều 5 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về chính sách, quy định nội bộ về quản trị rủi ro như sau:
Chính sách, quy định nội bộ về quản trị rủi ro
...
2. Các quy định nội bộ về quản trị rủi ro bao gồm các nội dung sau:
a) Chức năng nhiệm vụ, cơ chế phân cấp, thẩm quyền quyết định và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Quy trình xác định, đo lường, theo dõi, giám sát rủi ro liên quan đến các rủi ro trọng yếu; báo cáo trao đổi thông tin, phản hồi về các thay đổi rủi ro và xử lý rủi ro;
c) Các hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan, mối tương quan giữa các rủi ro đó. Các hạn mức rủi ro phải bảo đảm tuân thủ khẩu vị rủi ro và quy định nội bộ về quản trị rủi ro; được đánh giá lại định kỳ tối thiểu một năm một lần và đột xuất khi có thay đổi lớn ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
d) Các biện pháp kiểm soát rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh và kiểm soát các cá nhân, bộ phận tham gia vào các hoạt động đó.
đ) Kiểm tra sức chịu đựng đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này.
e) Kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp xảy ra nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Kế hoạch này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài thông qua;
g) Cơ chế báo cáo nội bộ về quản trị rủi ro.
Như vậy, các quy định nội bộ về quản trị rủi ro phải có kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp xảy ra nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.
Quy định nội bộ về quản trị rủi ro phải lập kế hoạch dự phòng để bảo đảm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm đúng không? (Hình từ Internet)
Báo cáo quản trị rủi ro là nội dung bắt buộc trong báo cáo nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm đúng không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định như sau:
Hệ thống thông tin quản lý
...
2. Hệ thống thông tin quản lý tối thiểu bao gồm:
a) Các báo cáo nội bộ, biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc quyết định của công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài, các quyết định của Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các thông tin quản lý khác theo quy định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các báo cáo nội bộ phải tối thiểu bao gồm các báo cáo sau: Báo cáo quản trị rủi ro; báo cáo kiểm toán nội bộ, các báo cáo của bộ phận kiểm soát tuân thủ;
b) Cơ cấu tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm sử dụng hệ thống thông tin quản lý của cá nhân, bộ phận có liên quan;
c) Thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin; xây dựng, gửi, tiếp nhận và xử lý báo cáo;
d) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, báo cáo quản trị rủi ro là nội dung bắt buộc trong báo cáo nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm
Báo cáo quản trị rủi ro bao gồm những nội dung gì?
Theo căn cứ tại Điều 8 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về nội dung báo cáo quản trị rủi ro như sau:
- Đánh giá mức độ đầy đủ của hoạt động quản trị rủi ro, xác định nguồn lực tài chính cần có để quản lý hoạt động kinh doanh trong khả năng chấp nhận rủi ro và các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Đánh giá chi tiết về từng loại rủi ro trọng yếu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và các thay đổi rủi ro trong hoạt động;
- Cách thức quản lý từng loại rủi ro trọng yếu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Kết quả kiểm tra sức chịu đựng và phân tích khả năng tiếp tục hoạt động trong các tình huống bất lợi đối với hoạt động kinh doanh.
Lưu ý: Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm lập và gửi Bộ Tài chính trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Tài chính báo cáo quản trị rủi ro chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Báo cáo quản trị rủi ro được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?