Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam như thế nào? Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu thì hồ sơ sẽ gồm những gì?
Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BCT như sau:
Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục:
a) Phụ lục I: Chú giải cho Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II.
b) Phụ lục II: Quy tắc cụ thể mặt hàng.
c) Phụ lục III: Nguyên liệu thủy sản áp dụng cộng gộp.
d) Phụ lục IV: Sản phẩm thủy sản áp dụng cộng gộp.
đ) Phụ lục V: Sản phẩm dệt may áp dụng cộng gộp.
e) Phụ lục VI: Mẫu C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam.
g) Phụ lục VII: Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu.
h) Phụ lục VIII: Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam.
2. Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam đăng ký mẫu con dấu và cập nhật các mẫu con dấu này theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
3. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và quy định tại Thông tư này.
Theo đó, về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam được thực hiện theo quy định trên.
Bên cạnh đó thì, quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và quy định tại Thông tư này.
Hàng hóa (Hình từ Internet)
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu thì hồ sơ sẽ gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:
Đăng ký hồ sơ thương nhân
1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
a) Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
c) Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, có thể thấy rằng thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ.
Và hồ sơ sẽ bao gồm:
+ Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện
+ Ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo Mẫu số 01
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
+ Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được nộp tại đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:
Đăng ký hồ sơ thương nhân
...
2. Hồ sơ thương nhân được khai báo qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Bộ Công Thương khuyến khích thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử. Trong trường hợp không thể đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử, thương nhân được phép lựa chọn nộp bộ hồ sơ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được cập nhật tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật 2 năm một lần.
Theo đó, Bộ Công Thương khuyến khích thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử.
Trong trường hợp không thể đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử, thương nhân được phép lựa chọn nộp bộ hồ sơ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Như vậy, hồ sơ nếu không thực hiện thông qua hình thức trực tuyến thì sẽ nộp bộ hồ sơ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Lưu ý: Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?