Quy định về hiện diện thương mại được quy định ở đâu trong quy định của pháp luật? Phương pháp tính doanh thu của doanh nghiệp như thế nào?

Tôi muốn hỏi rằng hiện nay có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về hiện diện thương mại? Phương pháp tính doanh thu của doanh nghiệp như thế nào? Các kỳ tính thuế dành cho doanh nghiệp hiện nay được quy định ra sao? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Quy định về hiện diện thương mại theo pháp luật hiện hành ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về hiện diện thương mại như sau:

- Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.

Doanh thu của doanh nghiệp

Doanh thu của doanh nghiệp 

Phương pháp tính doanh thu của doanh nghiệp như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về phương pháp tính doanh thu của doanh nghiệp như sau:

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 4: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau:

Giá bán:                      100.000 đồng.

Thuế GTGT (10%):       10.000 đồng.

Giá thanh toán:            110.000 đồng.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng.

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 5: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT).

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000 đồng.

+ Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước.

Các kỳ tính thuế được quy định ra sao?

Căn cứ khoản 2,3,4,5 và khoản 6 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các kỳ tính thuế như sau:

- Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

- Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A (DN A) kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 áp dụng theo năm dương lịch, đầu năm 2014 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau, thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 2014) được tính từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/03/2014 (3 tháng), kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm tiếp theo (năm tài chính 2014) được tính từ ngày 01/04/2014 đến hết ngày 31/03/2015.

Ví dụ 2: Cũng trường hợp nêu trên nhưng DN A được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 2 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 4 năm tiếp theo), năm 2012 bắt đầu được miễn thuế thì DN A sẽ hưởng ưu đãi thuế như sau (miễn thuế các năm 2012, 2013; giảm 50% thuế các năm 2014, 2015, 2016, 2017).

Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn giảm 50% thuế theo kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014 thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế TNDN 3 năm tính thuế tiếp theo tính từ năm tài chính 2014 (năm tài chính 2014 từ 1/4/2014 đến 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2016.

Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn không hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN đối với kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2014 (kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014 kê khai nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi) thì doanh nghiệp được giảm 50% thuế TNDN từ năm tài chính 2014 (từ 1/4/2014 đến 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2017.

- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.

+ Đối với hoạt động khác: 2%.

Ví dụ 3: Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01) năm là 100 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng.

- Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.

Doanh nghiệp TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP
Hiện diện thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Báo cáo nội bộ là gì? Tổng hợp mẫu báo cáo nội bộ cho doanh nghiệp mới nhất là những mẫu nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh lỗ thì được bù lỗ vào đâu? Có được trích lập dự phòng tiền lương khi kinh doanh lỗ?
Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp Việt Nam là gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam là gì?
Pháp luật
Hybrid working là gì? Mẫu Đơn xin chuyển đổi hình thức làm việc dành cho doanh nghiệp mới nhất?
Pháp luật
Luật Doanh nghiệp mới nhất 2024? Thông tư và Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2023 là những văn bản nào?
Pháp luật
Mẫu trả lời mail trúng tuyển phỏng vấn khéo léo nhất năm? Cách trả lời mail trúng tuyển phỏng vấn hay thế nào?
Pháp luật
Mẫu biên lai thu tiền dành cho doanh nghiệp hiện nay được quy định như thế nào? Hướng dẫn cách ghi mẫu biên lai thu tiền?
Pháp luật
15 lĩnh vực Thông tin & Truyền thông người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức từ 15/10/2024?
Pháp luật
Không đăng ký nhưng lại hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Thời gian điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên 63 tỉnh, thành? Các tập đoàn, doanh nghiệp, hợp tác xã được điều tra nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp
1,579 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp Hiện diện thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp Xem toàn bộ văn bản về Hiện diện thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào