Quy định về khoản vay trong hoạt động của tín dụng nhân dân như thế nào? Giới hạn cho vay là bao nhiêu?
Quy định về khoản vay trong hoạt động của tín dụng nhân dân như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2015/TT-NHNN như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Người có liên quan với khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng đó, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Người có liên quan với khách hàng là cá nhân gồm:
(i) Vợ, chồng, cha (bao gồm cả cha nuôi, cha dượng, cha chồng, cha vợ); mẹ (bao gồm cả mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ chồng, mẹ vợ); con (bao gồm cả con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của chồng hoặc vợ); anh, chị, em (bao gồm cả anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu) của cá nhân đó;
..."
Như vậy, trong trường hợp của mình, pháp luật không quy định cấm. Tuy nhiên khoản tiền vay này sẽ bị hạn chế.
Giới hạn cho vay là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định về giới hạn cho vay như sau:
"Điều 8. Giới hạn cho vay
...
5. Tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 4 Điều này.
..."
Khoản vay tín dụng
Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 32/2015/TT-NHNN như sau:
- Quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa là 30%.
- Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn được xác định theo công thức sau:
A =(B - C)/D x 100
Trong đó:
- A: tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.
- B: tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
- C: tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn quy định tại khoản 4 Điều này.
- D: nguồn vốn ngắn hạn quy định tại khoản 5 Điều này.
- Tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn bao gồm dư nợ cho vay có thời hạn còn lại trên 01 (một) năm. Tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn không bao gồm dư nợ cho vay theo ủy thác của Chính phủ, tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác) và cá nhân.
- Nguồn vốn trung hạn và dài hạn bao gồm:
+ Vốn điều lệ và các quỹ dự trữ sau khi trừ các khoản mua, đầu tư tài sản cố định, góp vốn vào ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản sau đây có thời hạn còn lại trên 01 (một) năm, bao gồm:
+ Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân;
+ Khoản vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.
Nguồn vốn ngắn hạn gồm:
- Tiền gửi không kỳ hạn;
- Các khoản sau đây có thời hạn còn lại đến 01 (một) năm:
+ Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân;
+ Khoản vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.
Tỷ lệ an toàn vốn được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn như sau:
- Quỹ tín dụng nhân dân phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.
- Tỷ lệ an toàn vốn được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn = (Vốn tự có/Tổng tài sản "Có" rủi ro) x 100
Trong đó:
- Vốn tự có được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị các tài sản “Có” được xác định theo mức độ rủi ro quy định tại khoản 4 Điều này.
- Vốn tự có bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi Khoản phải trừ khỏi vốn tự có tại thời điểm xác định vốn tự có, cụ thể:
+ Vốn cấp 1
Vốn cấp 1 gồm:
(i) Vốn điều lệ;
(ii) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định;
(iii) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
(iv) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;
(v) Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho quỹ tín dụng nhân dân;
(vi) Lợi nhuận không chia.
Vốn cấp 1 phải trừ đi các khoản sau:
(i) Lỗ lũy kế (nếu có);
(ii) Số vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã;
b) Vốn cấp 2 được tính tối đa bằng 100% giá trị Vốn cấp 1, gồm:
(i) Quỹ dự phòng tài chính;
(ii) Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro;
c) Khoản phải trừ khỏi vốn tự có: 100% chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.
Việc xác định cụ thể vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tài sản "Có" được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau:
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 0% bao gồm:
(i) Tiền mặt;
(ii) Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
(iii) Tiền gửi tại ngân hàng hợp tác xã;
(iv) Dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền, tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân;
(v) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành;
(vi) Dư nợ cho vay bằng vốn ủy thác theo quy định của pháp luật về ủy thác trong hoạt động ngân hàng;
b) Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 20% bao gồm:
(i) Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(ii) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 50% bao gồm: Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay theo quy định của pháp luật;
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 100% bao gồm:
(i) Tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Các tài sản “Có” khác còn lại trên bảng cân đối kế toán ngoài tài sản “Có” quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d (i) khoản này và vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã.
Việc xác định cụ thể giá trị tài sản "Có" rủi ro được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?