Quy định về sản phẩm in và xuất bản phẩm ra sao? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in ra sao?
- Quy định về xuất bản phẩm thế nào?
- Sản phẩm in được quy định như thế nào?
- Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động in
- Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in
Quy định về xuất bản phẩm thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật xuất bản 2012 quy định về xuất bản phẩm như sau:
- Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
+ Sách in;
+ Sách chữ nổi;
+ Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
+ Các loại lịch;
+ Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách
Sản phẩm in và xuất bản phẩm
Sản phẩm in được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động in như sau:
- Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
+ Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
+ Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
+ Tem chống giả;
+ Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
+ Bao bì, nhãn hàng hóa;
+ Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ, sách, sổ, tài liệu hướng dẫn sử dụng, giới thiệu, quảng cáo thiết bị, công cụ sản xuất, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; áp-phích, tờ rời, tờ gấp không phải là xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản;
+ Các sản phẩm in khác.
Như vậy, theo 2 quy định trên gửi đến bạn tham khảo quy định chi tiết về quy định về sản phẩm in và xuất bản phẩm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động in
Căn cứ Điều 4 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý nhà nước về hoạt động in như sau:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với hoạt động in.
- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động in.
- Quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động in.
- Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động in.
- Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động in.
- Cấp, cấp lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận; quản lý đăng ký, hoạt động của cơ sở in và quản lý khai báo, hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy trong hoạt động in.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động in.
Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in
Căn cứ Điều 6 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in như sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định của Nhà nước về ưu đãi đầu tư đối với hoạt động in quy định tại Điều 3 Nghị định này.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định ưu đãi về thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với hoạt động in và bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật để thực hiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động in.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh - trật tự, phòng chống tội phạm trong hoạt động in.
- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý thị trường trong hoạt động in.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác trong phạm vi chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in
Căn cứ Điều 7 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Ban hành theo thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động in tại địa phương; ban hành, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động in tại địa phương;
+ Hướng dẫn, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động in;
+ Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép, giấy xác nhận; xác nhận đăng ký và quản lý hoạt động của cơ sở in; chỉ đạo việc quản lý khai báo và hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy tại địa phương theo thẩm quyền;
+ Thành lập tổ chức phối hợp liên ngành ở địa phương về phòng, chống các hành vi vi phạm trong hoạt động in và lợi dụng hoạt động in để sản xuất hàng giả;
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân tạm dừng việc chế bản, in, gia công sau in đối với sản phẩm in khi phát hiện sản phẩm in đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in tại địa phương theo quy định của pháp luật;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động in theo thẩm quyền.
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện quản lý khai báo và hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?