Quy định về thẩm quyền tổ chức đấu giá tài sản hiện nay ra sao? Tài sản đấu giá được quy định như thế nào?
Tài sản đấu giá theo quy định pháp luật
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định về tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:
+ Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
+ Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
+ Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
+ Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
+ Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
+ Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
+ Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
+ Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
+ Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
Như vậy, các trường hợp thuộc điều trên phải thực hiện thông qua tổ chức đấu giá chuyên nghiệp.
Đấu giá
Đơn vị có tài sản có được tự tổ chức đấu giá hay nhất thiết phải thuê đơn vị chuyên tổ chức đấu giá?
Căn cứ khoản 1 Điều 185 Luật Thương mại 2005 quy định về đấu giá hàng hoá như sau:
- Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
Như vậy, việc đấu giá là một hoạt động mà người có tài sản có thể tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá để thực hiện đấu giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Quyền của người tổ chức đấu giá
Căn cứ Điều 189 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền của người tổ chức đấu giá như sau:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:
- Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;
- Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;
- Tổ chức cuộc đấu giá;
- Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;
- Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định tại Điều 211 của Luật này.
Như vậy, trên đây là quyền của người đấu giá theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 190 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá như sau:
- Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.
- Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá.
- Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.
- Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
- Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 của Luật này.
- Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá.
- Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.
- Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật này hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán hàng theo thoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá.
Như vậy, trên đây là toàn bộ quy định về nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá theo quy định. Gửi đến bạn tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?