Quy định về thi nâng bậc thợ hiện nay như thế nào? Hiện nay có bao nhiêu bậc trình độ kỹ năng nghề nghiệp của công nhân quốc phòng?
Quy định về thi nâng bậc thợ hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 59 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
"1. Người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp, tham gia đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia, phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của mình.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và người lao động khác trong xã hội thông qua hoạt động sau đây:
a) Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định;
b) Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động; tham gia hội đồng kỹ năng nghề; dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tổ chức đánh giá và công nhận kỹ năng nghề; phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động."
Như vậy, về việc nâng ngạch, nâng bậc thì đây là việc áp dụng trong các cơ quan nhà nước, còn trong các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước) thì hiện không có bắt buộc về việc nâng bậc thợ. Vấn đề nâng ngạch, nâng bậc thợ như thế nào trong doanh nghiệp là do doanh nghiệp tự quyết định và tự xây dựng trong quy chế nội bộ của doanh nghiệp.
Đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Bộ luật Lao động 2019 ghi nhận hướng dẫn như sau:
[...]
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và người lao động khác trong xã hội thông qua hoạt động sau đây:
a) Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định;
b) Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động; tham gia hội đồng kỹ năng nghề; dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tổ chức đánh giá và công nhận kỹ năng nghề; phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.”.
Theo đó, người sử dụng lao động có thể tổ chức thi kỹ năng nghề (thi nâng bậc thợ) cho người lao động để thực hiện theo nguyên tắc phát triển kỹ năng nghề cho người lao động.
Công nhân quốc phòng
Bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng ra sao?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 83/2016/NĐ-CP như sau:
"1. Bậc trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng làm việc trong các lĩnh vực tương ứng với ngành, nghề dân dụng được thực hiện theo quy định về trình độ kỹ năng nghề quốc gia, gồm 05 bậc, cụ thể như sau:
a) Trình độ kỹ năng nghề bậc 1;
b) Trình độ kỹ năng nghề bậc 2;
c) Trình độ kỹ năng nghề bậc 3;
d) Trình độ kỹ năng nghề bậc 4;
đ) Trình độ kỹ năng nghề bậc 5.
2. Bậc trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng làm việc trong các ngành, nghề đặc thù trong quân đội được quy định từ bậc 01 đến bậc 07, cụ thể như sau:
a) Trình độ kỹ năng nghề bậc 1;
b) Trình độ kỹ năng nghề bậc 2;
c) Trình độ kỹ năng nghề bậc 3;
d) Trình độ kỹ năng nghề bậc 4;
đ) Trình độ kỹ năng nghề bậc 5;
e) Trình độ kỹ năng nghề bậc 6;
g) Trình độ kỹ năng nghề bậc 7.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh Mục các ngành, nghề đặc thù trong quân đội; mô tả tiêu chuẩn các bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng với từng ngành, nghề đặc thù trong quân đội."
Khung trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng bao gồm những khung nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 83/2016/NĐ-CP như sau:
"Khung trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng làm việc trong các lĩnh vực tương ứng với ngành, nghề dân dụng thực hiện theo quy định về khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
Khung trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng làm việc trong các ngành, nghề đặc thù của quân đội, cụ thể từng bậc như sau:
1. Bậc 1:
a) Thực hiện các công việc đơn giản, công việc có tính lặp lại trong tình huống cố định;
b) Có kiến thức cơ bản về chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi hẹp trong một số lĩnh vực được phân công; có khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết để thực hiện công việc theo chỉ dẫn;
c) Có khả năng tiếp nhận, ghi chép, chuyển tải thông tin theo yêu cầu và tham gia làm việc theo tổ, nhóm; chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
2. Bậc 2:
a) Thực hiện được các công việc thông thường;
b) Có kiến thức cơ bản về chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi rộng trong một số lĩnh vực được phân công; có khả năng áp dụng được kiến thức và hiểu biết để giải quyết một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật thông thường và một số yêu cầu phức tạp nhưng cần có sự chỉ dẫn khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin; có khả năng tự chủ khi làm việc theo tổ, nhóm; chịu trách nhiệm cơ bản đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
3. Bậc 3:
a) Thực hiện được các công việc thông thường và một số công việc phức tạp trong một số tình huống nhất định;
b) Có kiến thức chuyên môn, kiến thức cơ bản về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết về các hoạt động của nghề trong một số lĩnh vực được phân công; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có khả năng làm việc độc lập trong một số trường hợp khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm chủ yếu đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
4. Bậc 4:
a) Thực hiện được cơ bản các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong một số tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn, kiến thức về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực được phân công; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và một số yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có khả năng làm việc độc lập và hướng dẫn người khác trong tổ, nhóm khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
5. Bậc 5:
a) Thực hiện được hầu hết các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong nhiều tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong một số lĩnh vực được phân công; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán đối với một số mô-đun hoặc một số hệ thống của tổ hợp để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý trong phạm vi hẹp khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng kết quả phân tích, đánh giá để đưa ra những ý kiến, kiến nghị phục vụ cho Mục đích quản lý và nghiên cứu; tự chủ, có khả năng làm việc độc lập; có khả năng quản lý, Điều hành tổ, nhóm thực hiện công việc được phân công; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
6. Bậc 6:
a) Thực hiện được các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong mọi tình huống;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực được phân công và sự hiểu biết trong một số lĩnh vực khác; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán, thiết kế của từng mô-đun hoặc từng hệ thống tổ hợp để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý trong phạm vi nhất định khi thực hiện công việc;
c) Biết phân tích, đánh giá thông tin và có khả năng tổng quát hóa để đưa ra các quan Điểm, sáng kiến; làm việc độc lập và tự chủ; có khả năng quản lý, Điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác tong tổ, nhóm làm ra.
7. Bậc 7:
a) Thực hiện được mọi công việc phức tạp trong mọi tình huống;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực được phân công và sự hiểu biết rộng trong một số lĩnh vực khác; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán, thiết kế của tổng thể các mô-đun hoặc các tổ hợp để đưa ra các giải pháp giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và mọi yêu cầu của quản lý trong phạm vi rộng khi thực hiện công việc;
c) Biết phân tích, đánh giá thông tin và khả năng tổng quát hóa để đưa ra các quan Điểm, sáng kiến hiệu quả; làm việc độc lập và tự chủ cao; khả năng quản lý, Điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện các công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm làm ra đảm bảo thông số kỹ thuật và theo tiêu chuẩn quy định."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?