Quy định về trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, trách nhiệm của cơ quan đăng ký khác và trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa?

Theo quy định pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, trách nhiệm của cơ quan đăng ký khác và trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa. Mong được giải đáp, xin cảm ơn!

Trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa

Theo Điều 19 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa:

- Làm thủ tục đăng ký phương tiện theo quy định, kẻ tên, số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn và số lượng người được phép chở trên phương tiện.

- Khi thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện, chủ phương tiện phải thực hiện quy định sau:

+ Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp cho cơ quan đã đăng ký phương tiện;

+ Tiếp nhận, bảo quản hồ sơ phương tiện đã niêm phong do cơ quan đăng ký phương tiện cũ giao để nộp cho cơ quan đăng ký phương tiện mới.

- Khai báo với cơ quan đăng ký phương tiện để xóa đăng ký phương tiện và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với những trường hợp quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

- Khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa hoặc giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa phải xuất trình giấy hẹn, chứng minh thư nhân dân, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền.

Trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa

Trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa

Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Căn cứ Điều 20 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT về trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam như sau:

- Tổ chức thực hiện Thông tư này.

- Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện theo quy định.

- Trường hợp thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện, cơ quan đã đăng ký phương tiện có trách nhiệm thực hiện một số quy định sau:

+ Cắt góc Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã cấp và đưa vào thành phần hồ sơ niêm phong, đồng thời xóa tên phương tiện trong Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa;

+ Cấp giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện theo quy định tại Mẫu số 11 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Niêm phong hồ sơ đăng ký phương tiện;

+ Giao toàn bộ hồ sơ đăng ký phương tiện đã được niêm phong cho chủ phương tiện.

- Lập Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa; lưu trữ và quản lý hồ sơ đăng ký phương tiện theo quy định.

- Thu, nộp và sử dụng lệ phí đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của cơ quan đăng ký khác

Theo Điều 21 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của cơ quan đăng ký khác cụ thể:

- Tổ chức thực hiện Thông tư này theo phạm vi trách nhiệm.

- Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện theo quy định.

- Thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 20 Thông tư này.

- Các cơ quan đăng ký cấp huyện, xã, phường, thị trấn báo cáo Sở Giao thông vận tải kết quả đăng ký phương tiện, chi tiết báo cáo (được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 35/2020/TT-BGTVT) như sau:

+ Tên báo cáo: Báo cáo tổng hợp đăng ký phương tiện thủy nội địa;

+ Nội dung báo cáo: Các nội dung liên quan đến đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 12 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

+ Tần suất báo cáo: Định kỳ hàng tháng;

+ Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 18 của tháng thuộc kỳ báo cáo;

+ Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo;

+ Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Mẫu số 12 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

- Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Đường thủy nội địa báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kết quả đăng ký phương tiện, chi tiết báo cáo (được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 35/2020/TT-BGTVT) như sau:

+ Tên báo cáo: Báo cáo tổng hợp đăng ký phương tiện thủy nội địa;

+ Nội dung báo cáo: Các nội dung liên quan đến đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 12 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

+ Tần suất báo cáo: Định kỳ hàng tháng;

+ Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 22 của tháng thuộc kỳ báo cáo;

+ Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo;

+ Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Mẫu số 12 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này

- Giám đốc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra việc thực hiện đăng ký phương tiện quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 8 Thông tư này; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện đăng ký phương tiện chịu sự kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

- Thu, nộp và sử dụng lệ phí đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.

Phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định: Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

Phương tiện thủy nội địa Tải về trọn bộ các văn bản về Phương tiện thủy nội địa hiện hành
Cục Đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần 10 tấn thì cần đáp ứng điều kiện gì để hoạt động?
Pháp luật
Người lái phương tiện thủy nội địa phải mang theo giấy tờ gì khi làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa là gì? Điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị công nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
Pháp luật
Danh mục các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thủy nội địa từ 01/01/2023?
Pháp luật
Tàu cao tốc chở khách được hiểu là như thế nào? Tàu cao tốc chở khách có được miễn lệ phí trước bạ không?
Pháp luật
Nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện thủy nội địa
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
862 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện thủy nội địa Cục Đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện thủy nội địa Xem toàn bộ văn bản về Cục Đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào