Quy định về việc yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng có được hay không? Theo quy định hiện nay thì có được phong tỏa?
Quy định về việc yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định về tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
- Tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
+ Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền;
+ Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán;
+ Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
- Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.
- Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo đó, với thông tin bạn yêu cầu sẽ phát sinh hai vấn đề sau:
- Thứ nhất, việc phong tỏa tài khoản sẽ không thuộc vào yêu cầu của chị mà sẽ thuộc các trường hợp tại khoản 2 trên thì lúc này khách hàng mới có thể yêu cầu tạm khóa tài khoản mà thôi.
- Thứ hai, việc tạm khóa tài khoản giao dịch chỉ có thể áp dụng đối với tài khoản mà bạn làm chủ. Do đó,bạn không thể yêu cầu tạm dừng giao dịch với tài khoản khác. Nếu bạn tạm khóa tài khoản của mình thì không thể chuyển tiền cho bên bán đề giao dịch nhà đất được.
Do đó, vấn đề của bạn khó có thể áp dụng trong thực tế về vấn đề và hướng giải quyết tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp tổ chức tín dụng để được trao đổi rõ hơn.
Quy định về phong tỏa tài khoản ngân hàng
Việc đóng tài khoản là như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 101/2021/NĐ-CP quy định về việc đóng tài khoản như sau:
- Việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi:
+ Chủ tài khoản có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;
+ Chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
+ Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Chủ tài khoản vi phạm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
+ Chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm Điều 6 Nghị định này và các quy định pháp luật khác trong hoạt động thanh toán;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán:
+ Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân chết, mất tích hoặc theo yêu cầu của người giám hộ hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự;
+ Chi trả theo quyết định của tòa án;
+ Xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản đã được thông báo mà không đến nhận.
Như vậy, việc đóng tài khoản chỉ diễn ra khi đảm bảo yếu tố trên.
Sử dụng và ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán ra sao?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 101/2021/NĐ-CP quy định về việc sử dụng và ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán như sau:
- Chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các giao dịch thanh toán hợp lệ. Chủ tài khoản có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán.
- Chủ tài khoản có thể ủy quyền có thời hạn bằng văn bản cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Chủ tài khoản có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện lệnh thanh toán đã lập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời lệnh thanh toán hợp lệ của chủ tài khoản.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền từ chối thực hiện lệnh thanh toán không hợp lệ của chủ tài khoản, hoặc khi trên tài khoản thanh toán không đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp từ chối tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo ngay lý do cho chủ tài khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?