Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí ra sao?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 9 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định:
Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Vậy, theo quy định trên đã nêu đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí
Vi phạm quy định về hoạt động báo chí, sử dụng thẻ nhà báo như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về các vi phạm quy định về hoạt động bảo chí, sử dụng thẻ nhà báo như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Sử dụng thẻ nhà báo đã hết hạn sử dụng để hoạt động báo chí;
+ Phóng viên nước ngoài, trợ lý báo chí của phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại Việt Nam mà không có thẻ phóng viên nước ngoài hợp lệ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp;
+ Người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan công tác của người thuộc diện phải nộp lại thẻ nhà báo không thu lại thẻ nhà báo hoặc thu lại thẻ nhà báo nhưng không nộp về Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc không thông báo bằng văn bản đối với các trường hợp: Người được cấp thẻ nhà báo nhưng chuyển sang làm nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ; người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu; người đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không tiếp tục làm việc tại cơ quan báo chí;
+ Người được cấp thẻ nhà báo không nộp lại thẻ nhà báo (trừ trường hợp có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi mất thẻ về việc bị mất thẻ) trong các trường hợp sau: Khi cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; chuyển sang làm nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ nhà báo; đã nghỉ hưu; đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không tiếp tục làm việc tại cơ quan báo chí;
+ Người đứng đầu cơ quan báo chí cử hoặc giao quyền cho cấp dưới cử nhà báo, phóng viên hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí;
+ Nhà báo, phóng viên hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí của cơ quan báo chí đang công tác.
+ Người đứng đầu cơ quan báo chí có hành vi yêu cầu hoặc giao quyền cho cấp dưới có hành vi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Mạo danh nhà báo, phóng viên;
+ Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân;
+ Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa để hoạt động báo chí.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên để trục lợi.
- Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại thẻ nhà báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Việc vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san ra sao?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không nêu rõ xuất xứ nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí khi sử dụng thông tin do cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm cung cấp cho báo chí.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng;
+ Minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin;
+ Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Đăng, phát ý kiến phản hồi không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Báo chí hoặc đăng, phát không đúng thời điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 43 và khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí.
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn cũng như liên quan đến vấn đề bạn cần giải đáp, ban tư vấn gửi đến bạn tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?