Quỹ dự trữ bắt buộc của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp được trích hàng năm theo tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp dùng nguồn kinh phí nào để trích lập quỹ dự trữ bắt buộc?
- Quỹ dự trữ bắt buộc của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp được trích hàng năm theo tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?
- Nguồn vốn đầu tư của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngoài quỹ dự trữ bắt buộc còn các khoản nào khác?
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ thực hiện công khai hóa thông tin thế nào?
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp dùng nguồn kinh phí nào để trích lập quỹ dự trữ bắt buộc?
Căn cứ theo khoản 10 Mục V Thông tư 52/2005/TT-BTC có quy định:
Phân chia lợi nhuận
10.1. Lợi nhuận sau thuế của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được sử dụng cho các mục đích sau:
10.1.1. Trích lập quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật;
10.1.2. Trích lập các quỹ tự nguyện khác của tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
10.1.3. Phần lợi nhuận sau thuế sau khi đã trích lập quỹ dự trữ bắt buộc và các quỹ tự
Theo đó việc trích lập quỹ dự trữ bắt buộc của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được lấy từ lợi nhuận sau thuế của tổ chức.
Quỹ dự trữ bắt buộc của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp được trích hàng năm theo tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?
Về nội dung này tại khoản 4 Mục V Thông tư 52/2005/TT-BTC có quy định:
Quỹ dự trữ bắt buộc và các quỹ tự nguyện
4.1. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc bằng 10% mức vốn thành lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
4.2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại điểm 4.1 khoản 4 Mục V Thông tư này, tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể lập các quỹ tự nguyện khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính với điều kiện phải được quy định trong điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Theo đó thì tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bảo đảm khả năng thanh toán.
Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc bằng 10% mức vốn thành lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Quỹ dự trữ bắt buộc của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được trích hàng năm theo tỷ lệ bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Nguồn vốn đầu tư của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngoài quỹ dự trữ bắt buộc còn các khoản nào khác?
Theo quy định tại khoản 6 Mục V Thông tư 52/2005/TT-BTC thì:
Đầu tư vốn
Việc đầu tư vốn của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
6.1. Nguồn vốn đầu tư của tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm:
6.1.1.Vốn thành lập;
6.1.2. Quỹ dự trữ bắt buộc;
6.1.3. Quỹ thặng dư và các quỹ khác được hình thành từ lợi nhuận (nếu có);
6.1.4. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
6.2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà tổ chức bảo hiểm tương hỗ dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
6.3. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ quy định tại điểm 5.2 khoản 5 Mục V Thông tư này chỉ được đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
6.3.1. Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
6.3.2. Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
6.3.3. Kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ thác đầu tư qua các tổ chức tài chính - tín dụng tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
6.4. Việc đầu tư từ vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ thặng dư và các quỹ khác được hình thành từ lợi nhuận được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Theo đó thì nguồn vốn đầu tư của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngoài quỹ dự trữ bắt buộc còn có:
- Vốn thành lập;
- Quỹ thặng dư và các quỹ khác được hình thành từ lợi nhuận (nếu có);
- Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ thực hiện công khai hóa thông tin thế nào?
Việc công khai hóa thông tin đối với tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thực hiện theo quy định tại Mục VII Thông tư 52/2005/TT-BTC, cụ thể:
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải thực hiện chế độ công bố thông tin kịp thời, chính xác cho các thành viên theo đúng quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã được công bố theo quy định của pháp luật.
- Chậm nhất trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải công bố các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, bao gồm những thông tin cụ thể sau đây:
+ Kết quả kinh doanh trong năm tài chính: doanh thu, lợi nhuận, tổng các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng số tiền bồi thường;
+ Vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ thặng dư và các quỹ tự nguyện khác;
+ Số tiền hoàn trả (cả gốc và lãi) trong năm và số còn phải trả của các khoản vay để hình thành vốn thành lập;
+ Tổng giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Việc công bố thông tin được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?