Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đang hoạt động phải hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong thời hạn bao lâu?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đang hoạt động phải hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong thời hạn bao lâu?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được quyền quyết định việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Quỹ Hỗ trợ nông dân không?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh đang hoạt động khi nào?
Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đang hoạt động phải hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong thời hạn bao lâu?
Đối chiếu với quy định tại Điều 53 Nghị định 37/2023/NĐ-CP thì:
Điều khoản chuyển tiếp
...
4. Đối với các Quỹ Hỗ trợ nông dân đang hoạt động: trong thời hạn tối đa 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo đúng nội dung Đề án kiện toàn tổ chức, bộ máy của Quỹ Hỗ trợ nông dân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Trong đó theo quy định tại Điều 52 Nghị định 37/2023/NĐ-CP thì Nghị định 37/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 8 năm 2023.
Hay nói cách khác, vào ngày 08/08/2025 thì Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đang hoạt động phải hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 37/2023/NĐ-CP thì:
Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc cơ quan Hội Nông dân các cấp; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP.
Quỹ Hỗ trợ nông dân có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đang hoạt động phải hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được quyền quyết định việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Quỹ Hỗ trợ nông dân không?
Đối chiếu với quy định tại Điều 46 Nghị định 37/2023/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quyết định việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn có trách nhiệm:
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Quyết định việc thành lập, hoạt động, chia tách, sáp nhập và giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua chủ trương thành lập; kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động; phương án cấp, bổ sung vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước.
- Bố trí nguồn để cấp, bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh theo phương án đã được Hội đồng nhân dân thông qua.
- Quản lý, kiểm tra, giám sát toàn diện tình hình hoạt động và tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh đang hoạt động khi nào?
Như đã phân tích ở trên thì đối với các Quỹ Hỗ trợ nông dân đang hoạt động: trong thời hạn tối đa 02 năm kể từ ngày Nghị định 37/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo đúng nội dung Đề án kiện toàn tổ chức, bộ máy của Quỹ Hỗ trợ nông dân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Điều 6 Nghị định 37/2023/NĐ-CP.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định về quy trình và thẩm quyền quyết định kiện toàn tổ chức, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
Theo đó, đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh đang hoạt động: Ban Thường vụ Hội nông dân cấp tỉnh xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 37/2023/NĐ-CP, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
Sau khi Đề án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Đề án.
Hay nói cách khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh đang hoạt động sau khi Đề án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
Lưu ý: Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân phải có những nội dung cơ bản như sau:
- Quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước, hiệu quả kinh tế - xã hội của Quỹ Hỗ trợ nông dân kể từ khi thành lập đến khi xây dựng Đề án theo quy định tại Nghị định này;
- Mục tiêu, sự cần thiết và tính khả thi của việc tiếp tục triển khai hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân; nhu cầu hỗ trợ nông dân tại địa phương; quy mô, phạm vi, nội dung hoạt động và tác động của việc kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
- Phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong 05 năm tiếp theo gồm: Mức vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp, khả năng vận động vốn ngoài ngân sách;
- Phương án chia tách hoặc sáp nhập Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện đã thành lập và đang hoạt động đến trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực vào Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 39 Nghị định này (nếu có);
- Phương án sử dụng lao động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong trường hợp chia tách, sáp nhập Quỹ Hỗ trợ nông dân (nếu có) đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của người lao động theo quy định của pháp luật;
- Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
- Thuyết minh cụ thể về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Danh sách dự kiến các nhân sự gồm:
+ Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý;
+ Ban Kiểm soát;
+ Giám đốc và các nhân sự chủ chốt khác của Quỹ Hỗ trợ nông dân, đáp ứng theo các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định này;
- Dự kiến phương án hoạt động, quản lý, tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong vòng 05 năm tiếp theo kể từ thời điểm xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?