Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam được thành lập như thế nào? Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam huy động vốn từ những nguồn nào?
Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam được thành lập như thế nào?
Theo Điều 1 Thông tư 69/2013/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Thông tư này là các Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam (bao gồm Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương, Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và cấp huyện) được thành lập theo văn bản số 4035/KTTH ngày 26/7/1995 về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam và Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011–2020.
Dẫn chiếu theo Công văn 4035/KTTH quy định về thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam như sau:
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Nông thôn, phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong nông dân; tạo điều kiện cho hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam góp phần thực hiện các chương trình kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp - nông thôn, Thủ tướng Chính phủ tán thành chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân theo đề nghị của Hội Nông dân Việt Nam tại tờ trình số 121 CV/HND ngày 25 tháng 3 năm 1995.
Theo đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam được thành lập vào ngày 02 tháng 3 năm 1996 theo đề nghị của Hội Nông dân Việt Nam nhằm mục đích sau:
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Nông thôn, phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong nông dân;
- Tạo điều kiện cho hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam góp phần thực hiện các chương trình kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp - nông thôn.
Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam là gì?
Theo Công văn 4035/KTTH quy định Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc như sau:
- Quỹ hỗ trợ nông dân không hoạt động kinh doanh, đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Quỹ hỗ trợ nông dân thành lập và hoạt động phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Vận động nông dân tự nguyện hỗ trợ và giúp đỡ phát triển sản xuất ở nông thôn; hoạt động của Quỹ không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ trước pháp luật, tự chủ về tài chính và bảo toàn vốn.
- Tuân thủ các quy định về nghiệp vụ tài chính, tín dụng và Ngân hàng do Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn.
Bên cạnh đó, cũng tại Công văn này quy định Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam hoạt động theo các nội dung sau đây:
- Vận động nông dân, các hộ phi nông nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ cho mượn không lãi hoặc lãi suất thấp.
- Tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức và người nước ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế -xã hội nông thôn Việt Nam.
- Được nhận vốn uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp - nông thôn.
Các nguồn vốn trên đây được sử dụng để giúp nông dân, nhất là đối với nông dân nghèo có vốn phát triển sản xuất.
Vốn hỗ trợ giúp nông dân của Quỹ được thu phí theo chính sách của Hội đối với từng loại hộ, từng vùng và trong từng thời gian, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và quyết định của Ban Thường vụ Trung ương Hội trên nguyên tắc bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho hoạt động của quỹ.
Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam huy động vốn từ những nguồn nào?
Theo Điều 3 Thông tư 69/2013/TT-BTC quy định như sau:
Nguồn vốn hoạt động
1. Vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Vốn chủ sở hữu:
- Vốn do ngân sách nhà nước cấp (đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương do ngân sách trung ương cấp; đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, huyện do ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện cấp);
- Vốn vận động, tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Vốn tự bổ sung hàng năm.
b) Vốn nhận uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
c) Nguồn vốn hợp pháp khác theo qui định của pháp luật.
2. Quỹ Hỗ trợ nông dân không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay thương mại của các tổ chức, cá nhân như hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam huy động vốn từ 03 nguồn sau:
(1) Vốn chủ sở hữu:
- Vốn do ngân sách nhà nước cấp (đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương do ngân sách trung ương cấp; đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, huyện do ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện cấp);
- Vốn vận động, tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Vốn tự bổ sung hàng năm.
(2) Vốn nhận uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
(3) Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Quỹ Hỗ trợ nông dân không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay thương mại của các tổ chức, cá nhân như hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?