Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam có phân chia tài sản trong quá trình Quỹ hoạt động hay không?
Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam có phân chia tài sản trong quá trình Quỹ hoạt động hay không?
Theo khoản 1 Điều 3 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1052/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nguyên tắc hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Quỹ thành lập, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
a) Không vì lợi nhuận;
b) Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
c) Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của Quỹ;
d) Theo Điều lệ đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động;
đ) Không phân chia tài sản trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
2. Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc.
3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam sẽ không phân chia tài sản trong quá trình Quỹ hoạt động.
Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nông thông Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam là gì?
Theo Điều 6 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1052/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Tổ chức và hoạt động theo đúng Điều lệ Quỹ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Vận động quyên góp, hỗ trợ, tài trợ cho Quỹ; tiếp nhận tài sản hợp pháp do các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước tài trợ, hiến tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ và tiến hành hỗ trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
3. Trợ giúp phụ nữ nghèo nông thôn được đào tạo, huấn luyện, tư vấn, hướng dẫn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất, kinh doanh khởi nghiệp; kỹ năng quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình; biết cách chi tiêu tiết kiệm trong gia đình, chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ vật tư, phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng "sản xuất thực phẩm sạch", "tiêu dùng sạch" và tư vấn kết nối sản phẩm nông nghiệp ra thị trường với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sống và góp phần làm giảm nghèo bền vững.
4. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình hoạt động tài trợ, hỗ trợ hoặc phối hợp với các cơ quan, trường học, các trung tâm giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hội, tổ chức phi chính phủ, các cơ sở có chức năng đào tạo nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm tại chỗ, chuyển giao khoa học, công nghệ và tiếp cận các nguồn vốn, các dịch vụ, phúc lợi xã hội khác khi cần thiết theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Quỹ.
5. Thực hiện các hoạt động tài trợ, hỗ trợ một cách công khai, minh bạch, đúng đối tượng, địa chỉ, định mức theo sự ủy quyền của cá nhân, tổ chức phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và có chương trình, kế hoạch hoạt động xã hội hàng quý, hàng năm.
6. Tiền và tài sản của Quỹ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, kịp thời, công khai, minh bạch, có hiệu quả, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính chi dùng hỗ trợ, tài trợ và hoạt động của Quỹ theo Quyết định số 10/QĐ-BTC ngày 12 tháng 2 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
8. Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, báo cáo, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của Quỹ; nghị quyết, biên bản về các hoạt động của Quỹ và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
9. Khi có thay đổi về trụ sở làm việc, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc và Kế toán trưởng, Quỹ phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Quỹ hoạt động.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 8 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1052/QĐ-BNV năm 2013 thì cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam gồm những cơ quan sau:
+ Hội đồng quản lý Quỹ.
+ Ban Kiểm soát Quỹ.
+ Ban Giám đốc Quỹ.
+ Các bộ phận chuyên môn.
+ Văn phòng đại diện, chi nhánh và các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?