Quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương phải từ bao nhiêu người trở lên? Đơn vị hành chính thành phố này được tính điểm như thế nào?
Quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương phải có từ bao nhiêu người trở lên?
Quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương phải có từ bao nhiêu người trở lên, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15, khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 như sau:
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;
b) Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận
4. Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Như vậy, theo quy định trên thì quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương phải có từ 1.000.000 người trở lên.
Thành phố trực thuộc trung ương (Hình từ Internet)
Đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương được tính điểm như thế nào?
Đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương được tính điểm theo quy định tại Điều 15 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13, khoản 18 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 như sau:
Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.
2. Diện tích tự nhiên từ 1.000 km2 trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000 km2 thì cứ thêm 50 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 25 điểm.
3. Số đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;
b) Có tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 40% trở xuống được tính 1 điểm; trên 40% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.
4. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống được tính 10 điểm; trên 20% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 15 điểm;
b) Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
c) Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
d) Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
đ) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở xuống được tính 1 điểm; trên 65% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
e) Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
g) Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;
h) Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;
i) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiềutừ mức bình quân chung cả nước trở lên được tính 1 điểm; dưới mức bình quân chung cả nước thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.
5. Yếu tố đặc thù: dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thường trú được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.
Theo đó, đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương được tính điểm theo quy định được nêu trên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp nào?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết công nhận phân loại đơn vị hành chính được quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 như sau:
Thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, loại II và loại III.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp huyện loại I, loại II và loại III.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã loại I, loại II và loại III.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã loại I, loại II và loại III.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?