Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng có hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận không? Người đại diện theo pháp luật của Quỹ này là ai?
- Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng có hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận không?
- Người đại diện theo pháp luật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng là ai?
- Lộ trình cấp vốn điều lệ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng từ ngân sách nhà nước thực hiện trong bao lâu?
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng có hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 122/2015/TT-BQP quy định như sau:
Tính chất và mục đích hoạt động
1. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng có chức năng cấp phát kinh phí, tài trợ, cho vay lãi suất thấp hoặc không lấy lãi, bảo lãnh vốn vay để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học và công nghệ trong phạm vi Bộ Quốc phòng.
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, bù đắp chi phí trong quá trình hoạt động.
2. Hoạt động của Quỹ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng.
Theo đó, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, bù đắp chi phí trong quá trình hoạt động.
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Người đại diện theo pháp luật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng là ai?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 1 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 122/2015/TT-BQP quy định như sau:
Địa vị pháp lý của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng
1. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng có mục tiêu tiếp nhận vốn ngân sách và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội.
2. Vốn điều lệ của Quỹ: 100.000.000.000 đồng Việt Nam (Một trăm tỷ đồng Việt Nam).
3. Tên gọi của Quỹ
a) Tên gọi: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ/Bộ Quốc phòng.
b) Tên giao dịch quốc tế: Military Foundation for Science and Technology Development, viết tắt là MIFOSTED.
4. Người đại diện theo pháp luật của Quỹ là Giám đốc Quỹ.
Do đó, Người đại diện theo pháp luật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng là Giám đốc Quỹ.
Lộ trình cấp vốn điều lệ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng từ ngân sách nhà nước thực hiện trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản điểm a khoản 1 Điều 3 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 122/2015/TT-BQP quy định như sau:
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ
1. Vốn do ngân sách Nhà nước cấp
a) Vốn điều lệ của Quỹ được cấp từ ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ Quốc phòng nhằm thực hiện các hoạt động tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay và hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học và công nghệ; Lộ trình cấp vốn điều lệ của Quỹ từ ngân sách nhà nước thực hiện trong vòng 3 năm kể từ năm kế tiếp sau thời điểm Điều lệ này có hiệu lực theo tỷ lệ: 20% cho năm đầu, 30% cho năm thứ hai, 40% cho năm thứ ba để bảo đảm 90% vốn điều lệ;
b) Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm cấp thông qua Quỹ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được phân cấp quản lý cho Bộ Quốc phòng, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và chi hoạt động quản lý của Quỹ;
c) Các nguồn ngân sách khác.
2. Các nguồn vốn khác
a) Các khoản thu từ kết quả hoạt động của Quỹ, khoản phân chia lợi nhuận thu được từ việc sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản thu hợp pháp khác (nếu có);
b) Kinh phí được điều chuyển từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. Cục Khoa học quân sự chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng nghiên cứu xây dựng quy chế điều chuyển kinh phí từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng, trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định;
c) Kinh phí được điều chuyển tự nguyện hoặc nhận ủy thác từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;
d) Các khoản đóng góp tự nguyện, tài trợ, hỗ trợ, hiến tặng và nhận ủy thác của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn vốn bổ sung khác theo quy định của pháp luật.
đ) Cục Khoa học quân sự chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng và các tổ chức, cá nhân liên quan nghiên cứu soạn thảo cơ chế huy động tài chính ngoài ngân sách cho vốn điều lệ của Quỹ để bảo đảm huy động ít nhất 10% vốn điều lệ của Quỹ, trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. Lộ trình huy động thực hiện trong vòng 3 năm kể từ năm kế tiếp sau thời điểm Điều lệ này có hiệu lực.
Theo đó, lộ trình cấp vốn điều lệ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng từ ngân sách nhà nước thực hiện trong vòng 3 năm kể từ năm kế tiếp sau thời điểm Điều lệ này có hiệu lực theo tỷ lệ: 20% cho năm đầu, 30% cho năm thứ hai, 40% cho năm thứ ba để bảo đảm 90% vốn điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?