Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước đối với giống cây trồng khi có đủ những điều kiện nào?
- Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước đối với giống cây trồng khi có đủ những điều kiện nào?
- Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước đối với giống cây trồng thông qua những tiêu chí vào nội dung nào?
- Hồ sơ hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước đối với giống cây trồng bao gồm những gì?
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước đối với giống cây trồng khi có đủ những điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài đối với sáng chế và giống cây trồng
1. Điều kiện xem xét hỗ trợ:
Quỹ xem xét, hỗ trợ các trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Sáng chế, giống cây trồng là kết quả nghiên cứu tại Việt Nam;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với sáng chế và giống cây trồng đã được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
c) Quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây trồng hoàn toàn thuộc về tổ chức, cá nhân Việt Nam.
...
Như vậy, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước đối với giống cây trồng khi có đủ những điều kiện như sau:
(1) Sáng chế, giống cây trồng là kết quả nghiên cứu tại Việt Nam;
(2) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với sáng chế và giống cây trồng đã được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
(3) Quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây trồng hoàn toàn thuộc về tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước đối với giống cây trồng thông qua những tiêu chí vào nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN, thì Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước đối với giống cây trồng thông qua những tiêu chí vào nội dung như sau:
- Tiêu chí xem xét hỗ trợ:
Ý nghĩa, khả năng ứng dụng của sáng chế và giống cây trồng.
- Nội dung hỗ trợ:
Quỹ hỗ trợ một lần phí đăng ký lần đầu quyền sở hữu trí tuệ với sáng chế và giống cây trồng.
Hồ sơ hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước đối với giống cây trồng bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài đối với sáng chế và giống cây trồng
...
4. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 14 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
b) Bản sao công trình khoa học đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
c) Thuyết minh nêu rõ ý nghĩa, khả năng ứng dụng của sáng chế và giống cây trồng;
d) Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với sáng chế và giống cây trồng đã được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
đ) Lý lịch khoa học của các tác giả theo Mẫu NCNLQG 02 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
e) Các chứng từ hợp pháp chi trả phí đăng ký lần đầu quyền sở hữu trí tuệ với sáng chế và giống cây trồng.
5. Đăng ký đề nghị hỗ trợ:
a) Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia;
b) Thời gian nộp hồ sơ: tối đa một (01) năm kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, hồ sơ hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước đối với giống cây trồng bao gồm:
(1) Đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 14 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
(2) Bản sao công trình khoa học đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
(3) Thuyết minh nêu rõ ý nghĩa, khả năng ứng dụng của sáng chế và giống cây trồng;
(4) Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với sáng chế và giống cây trồng đã được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
(5) Lý lịch khoa học của các tác giả theo Mẫu NCNLQG 02 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
(6) Các chứng từ hợp pháp chi trả phí đăng ký lần đầu quyền sở hữu trí tuệ với sáng chế và giống cây trồng.
Bên cạnh đó nếu, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ thì tiến hành nộp tại Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia;
Và thời gian nộp hồ sơ: tối đa một (01) năm kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công gồm những dự án nào theo Nghị định 175?
- Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu? Chứng chỉ năng lực có hiệu lực bao lâu?
- Bao sái bàn thờ là gì? Bao sái bàn thờ vào ngày nào? Nhà thờ cúng có được chia thừa kế hay không?
- Lời nhận xét môn học và hoạt động giáo dục theo Thông tư 27 cuối kì 1? Lời nhận xét các môn học theo Thông tư 27 cuối kì 1?
- Bổ nhiệm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc thẩm quyền của ai? Trách nhiệm của Phó Tổng Tham mưu trưởng?