Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ nhà khoa học trẻ tài năng được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia cần phải có những điều kiện nào?
- Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ nhà khoa học trẻ tài năng được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia cần phải có những điều kiện nào?
- Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ nhà khoa học trẻ tài năng được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia thông qua tiêu chí và nội dung như thế nào?
- Nhà khoa học trẻ tài năng để được hỗ trợ sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia cần phải chuẩn bị hồ sơ nào?
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ nhà khoa học trẻ tài năng được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia cần phải có những điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:
Hỗ trợ nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác
1. Điều kiện xem xét hỗ trợ:
Quỹ xem xét, hỗ trợ nhà khoa học đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác:
a) Nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
b) Có nhu cầu sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ có ý nghĩa và thiết thực.
...
Như vậy, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hỗ trợ nhà khoa học trẻ tài năng được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia cần phải có những điều kiện sau:
(1) Nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
(2) Có nhu cầu sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ có ý nghĩa và thiết thực.
Khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ nhà khoa học trẻ tài năng được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia thông qua tiêu chí và nội dung như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN, thì Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ nhà khoa học trẻ tài năng được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia thông qua tiêu chí và nội dung như sau:
- Tiêu chí xem xét hỗ trợ:
(1) Chất lượng của thuyết minh đề cương nghiên cứu;
(2) Thành tích nghiên cứu của người đề nghị tài trợ;
(3) Sự phù hợp chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm được đề nghị hỗ trợ sử dụng;
(4) Dự toán kinh phí hợp lý.
- Nội dung hỗ trợ:
Quỹ hỗ trợ chi phí sử dụng trang thiết bị, dịch vụ tại phòng thí nghiệm trong thời gian tối đa hai (02) năm, bao gồm:
- Chi phí vận hành máy móc, thiết bị (bao gồm cả chi phí nhân công) tại phòng thí nghiệm được lãnh đạo đơn vị chủ quản phòng thí nghiệm phê duyệt;
- Kinh phí mua vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng trong quá trình thực hiện thí nghiệm; kinh phí thuê các dịch vụ được cung cấp bởi phòng thí nghiệm.
Nhà khoa học trẻ tài năng để được hỗ trợ sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia cần phải chuẩn bị hồ sơ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:
Hỗ trợ nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác
...
4. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 15 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
b) Lý lịch khoa học của người đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 02 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
c) Các tài liệu chứng minh là nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
d) Thuyết minh nêu rõ ý nghĩa, sự cần thiết sử dụng phòng thí nghiệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp và kế hoạch nghiên cứu, dự kiến kết quả đạt được;
đ) Dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 16 quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
5. Đăng ký đề nghị hỗ trợ:
a) Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia;
b) Thời gian nộp hồ sơ: chậm nhất ba (03) tháng trước ngày dự kiến sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác.
Như vậy, để được hỗ trợ nhà khoa học trẻ tài năng được sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia cần phải chuẩn bị hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 15 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
(2) Lý lịch khoa học của người đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 02 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
(3) Các tài liệu chứng minh là nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
(4) Thuyết minh nêu rõ ý nghĩa, sự cần thiết sử dụng phòng thí nghiệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp và kế hoạch nghiên cứu, dự kiến kết quả đạt được;
(5) Dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 16 quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?