Quỹ phòng chống tội phạm trung ương do ai quản lý, điều hành? Quỹ phòng chống tội phạm trung ương chi cho những hoạt động nào?
Quỹ phòng chống tội phạm trung ương do ai quản lý, điều hành?
Quỹ phòng chống tội phạm trung ương do ai quản lý (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 04/2019/QĐ-TTg Quỹ phòng, chống tội phạm là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương (gọi là Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương) và ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh) để hỗ trợ cho công tác phòng, chống tội phạm.
Điều 4 Thông tư 61/2019/TT-BTC quy định về trách nhiệm quản lý, điều hành Quỹ phòng chống tội phạm trung ương như sau:
Trách nhiệm quản lý, điều hành Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương
1. Bộ trưởng Bộ Công an quản lý, điều hành Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương.
Chánh Văn phòng Bộ Công an giúp Bộ trưởng Bộ Công an theo dõi, quản lý, cấp và thanh toán, quyết toán Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương theo quy định tại Quyết định số 04/2019/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm và Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ Công an được ủy quyền mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước (nơi đơn vị đóng trụ sở) để quản lý và theo dõi các khoản thu, chi Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương theo quy định của pháp luật về chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Như vậy, Quỹ phòng chống tội phạm trung ương do Bộ trưởng Bộ Công an quản lý, điều hành.
Quỹ phòng chống tội phạm trung ương chi cho những hoạt động nào?
Nội dung chi, mức chi Quỹ phòng chống tội phạm trung ương được quy định tại Điều 6 Thông tư 61/2019/TT-BTC như sau:
Nội dung chi, mức chi Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương
1. Hỗ trợ việc thưởng bằng tiền theo quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm và ma túy thực hiện như sau:
a) Hỗ trợ việc thưởng bằng tiền cho cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm và ma túy phải đảm bảo thành tích đến đâu hỗ trợ thưởng đến đó; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn thì được xem xét, đề nghị hỗ trợ thưởng bằng tiền với mức cao hơn; ưu tiên hỗ trợ thưởng cho tập thể nhỏ và cá nhân.
Cơ quan quản lý cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm và ma túy là cơ quan đầu mối lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ thưởng bằng tiền đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Để tránh trùng lặp, không thống nhất về đối tượng được thưởng và mức thưởng trong hỗ trợ thưởng bằng tiền từ Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương, Bộ Công an (cơ quan quản lý Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương) phối hợp với địa phương nơi có cá nhân, tập thể được đề nghị hỗ trợ thưởng bằng tiền.
b) Mức hỗ trợ thưởng bằng tiền cụ thể cho từng cá nhân, tập thể do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tối đa đối với cá nhân là 5.000.000 đồng/người/lần khen thưởng và tối đa đối với tập thể là 20.000.000 đồng/tập thể/lần khen thưởng.
2. Hỗ trợ tiền đền bù, trợ cấp đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền đối với gia đình và người trực tiếp tham gia phòng, chống tội phạm và ma túy bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP ngày 06 tháng 6 năm 2005 của Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định số 103/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chế độ đền bù, trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản.
Căn cứ quy định trên, Quỹ phòng chống tội phạm trung ương thực hiện việc chi cho một số hoạt động như sau:
- Hỗ trợ việc thưởng bằng tiền cho cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống tội phạm và ma túy;
- Hỗ trợ tiền đền bù, trợ cấp đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền đối với gia đình và người trực tiếp tham gia phòng chống tội phạm và ma túy bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản.
Việc tiếp nhận các khoản tài trợ cho Quỹ phòng chống tội phạm trung ương được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 61/2019/TT-BTC, việc tiếp nhận các khoản tài trợ cho Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương được thực hiện như sau:
- Các khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài cho công tác phòng, chống tội phạm và nguồn huy động hợp pháp khác được chuyển về Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương.
Trường hợp tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Nghị định 93/2009/NĐ-CP Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
- Chánh Văn phòng Bộ Công an chịu trách nhiệm tiếp nhận những khoản tài trợ cho công tác phòng, chống tội phạm và nộp vào tài khoản của Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Đối với các khoản tài trợ của các cá nhân, tổ chức cho công tác phòng, chống tội phạm và ma túy có địa chỉ tiếp nhận cụ thể thì chuyển theo địa chỉ cá nhân, tổ chức tài trợ chỉ định theo quy định hiện hành của pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 93/2009/NĐ-CP hiện đã được thay thế bằng Nghị định 80/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?