Quỹ phòng thủ dân sự được thành lập để làm gì? Quỹ phòng thủ dân sự được hình thành từ các nguồn tài chính nào?
Quỹ phòng thủ dân sự được thành lập để làm gì?
Căn cứ theo Điều 40 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về quỹ phòng thủ dân sự như sau:
Quỹ phòng thủ dân sự
1. Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự. Quỹ phòng thủ dân sự được ưu tiên thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
b) Hỗ trợ tu sửa, làm nhà ở, cơ sở y tế, trường học tại địa điểm bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra.
...
Như vậy, quỹ phòng thủ dân sự được thành lập để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự. Theo đó, Quỹ phòng thủ dân sự được ưu tiên thực hiện các hoạt động sau đây:
- Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
- Hỗ trợ tu sửa, làm nhà ở, cơ sở y tế, trường học tại địa điểm bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra.
Quỹ phòng thủ dân sự được thành lập để làm gì? (hình từ internet)
Quỹ phòng thủ dân sự được hình thành từ các nguồn tài chính nào?
Căn cứ theo Điều 40 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về quỹ phòng thủ dân sự như sau:
Quỹ phòng thủ dân sự
...
2. Quỹ phòng thủ dân sự được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
a) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;
b) Nguồn điều tiết từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
3. Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu;
d) Việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ phòng thủ dân sự; việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
...
Như vậy, quỹ phòng thủ dân sự được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;
- Nguồn điều tiết từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
Lưu ý: Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
- Không vì mục đích lợi nhuận;
- Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
- Hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu;
- Việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách.
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong hoạt động phòng thủ dân sự ra sao?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì trong hoạt động phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng là đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự; chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
(1) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý;
(2) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các vấn đề liên ngành về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;
(3) Xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia; hướng dẫn Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng kế hoạch, bảo đảm trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;
(4) Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công;
(5) Hướng dẫn xây dựng các công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ;
(6) Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại về phòng thủ dân sự;
(7) Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
(8) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?