Quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên được sử dụng để làm gì theo quy định?
- Quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên được sử dụng để làm gì theo quy định?
- Mức trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên?
- Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên gồm những gì?
Quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên được sử dụng để làm gì theo quy định?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân phối kết quả tài chính trong năm
...
2. Sử dụng các Quỹ
...
d) Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi của đơn vị; góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hoàn cảnh khó khăn; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế; chi hỗ trợ hoạt động xã hội, từ thiện;
...
Như vậy, quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên được sử dụng để:
- Xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi của đơn vị;
- Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng;
- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hoàn cảnh khó khăn;
- Chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế;
- Chi hỗ trợ hoạt động xã hội, từ thiện.
Quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên được sử dụng để làm gì theo quy định? (hình từ internet)
Mức trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phân phối kết quả tài chính trong năm
1. Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo thứ tự như sau:
a) Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25%;
b) Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập áp dụng trong trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này: Đơn vị nhóm 1 được tự quyết định mức trích (không khống chế mức trích); đơn vị nhóm 2 trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập;
c) Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
d) Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
đ) Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
...
Như vậy, mức trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên là tổng hai quỹ tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị.
Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn tài chính của đơn vị
...
Nguồn thu hoạt động sự nghiệp
...
2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp
a) Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
b) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công;
c) Thu từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công.
3. Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
4. Nguồn vốn vay; vốn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
5. Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên gồm:
- Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
- Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công;
- Thu từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Tết Ất Tỵ của phụ huynh cho cô giáo, thầy giáo nhân dịp năm mới? Được tặng phong bì Tết thầy cô nên xử lý thế nào?
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi nội dung đăng ký công ty mới nhất? Tải mẫu biên bản họp?
- Cao cấp lý luận chính trị là gì? Cán bộ công chức viên chức nào là đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?
- Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu?