Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố có hoạt đồng vì mục đích lợi nhuận không?
- Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố có hoạt đồng vì mục đích lợi nhuận không?
- Bộ máy quản lý điều hành của Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố gồm những ai?
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường được Nhà nước ưu đãi và hỗ trợ có bao gồm tái chế chất thải không?
Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố có hoạt đồng vì mục đích lợi nhuận không?
Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải (theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)
Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố có hoạt đồng vì mục đích lợi nhuận không, thì theo Điều 1 Quyết định 5488/QĐ-UBND năm 2006 có quy định như sau:
Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố là tổ chức tài chính, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có chức năng hỗ trợ, cho vay vốn để thực hiện các chương trình, đề án, dự án thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, tái chế, tái sử dụng chất thải để giảm lượng chất thải vào môi trường; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước để hoạt động.
Trụ sở đặt tại số 63 đường Lý Tự Trọng quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.
Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Bộ máy quản lý điều hành của Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố gồm những ai?
Bộ máy quản lý điều hành của Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố được quy định tại Điều 2 Quyết định 5488/QĐ-UBND năm 2006 có quy định như sau:
Bộ máy quản lý điều hành của Quỹ tái chế chất thải gồm có Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ viên chức lãnh đạo và tổ chức điều hành Quỹ tái chế chất thải được thực hiện theo phân cấp quản lý tổ chức - cán bộ của thành phố.
Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành Quỹ tái chế chất thải có trách nhiệm xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; đồng thời bảo đảm thực hiện các yêu cầu quản lý, điều hành tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng mục tiêu, hiệu quả kinh tế - xã hội và các quy định có liên quan của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân thành phố.
Giám đốc Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh là đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động của Quỹ trước Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.
Theo đó, Bộ máy quản lý điều hành của Quỹ tái chế chất thải gồm có Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ viên chức lãnh đạo và tổ chức điều hành Quỹ tái chế chất thải được thực hiện theo phân cấp quản lý tổ chức - cán bộ của thành phố.
Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành Quỹ tái chế chất thải có trách nhiệm xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; đồng thời bảo đảm thực hiện các yêu cầu quản lý, điều hành tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng mục tiêu, hiệu quả kinh tế - xã hội và các quy định có liên quan của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân thành phố.
Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường được Nhà nước ưu đãi và hỗ trợ có bao gồm tái chế chất thải không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 152 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường được hưởng ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước.
2. Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường được Nhà nước ưu đãi và hỗ trợ bao gồm:
a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và thân thiện môi trường;
b) Tái sử dụng, tái chế chất thải, xử lý chất thải, cải tạo và phục hồi môi trường;
c) Kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; quan trắc, dự báo các biến đổi môi trường;
d) Nghiên cứu xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường được Nhà nước ưu đãi và hỗ trợ có bao gồm tái chế chất thải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?