Quỹ Tích lũy trả nợ có sử dụng nguồn thu ngoại tệ hay không? Nguồn thu của Quỹ Tích lũy trả nợ được chi vào những nội dung nào?
Quỹ Tích lũy trả nợ có sử dụng nguồn thu ngoại tệ hay không?
Quỹ Tích lũy trả nợ có sử dụng nguồn thu ngoại tệ hay không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quỹ Tích lũy trả nợ
1. Chính phủ thành lập Quỹ Tích lũy trả nợ và giao Bộ Tài chính thực hiện quản lý theo quy định tại Điều 56 của Luật Quản lý nợ công trên cơ sở Quỹ Tích lũy trả nợ được thành lập theo quy định tại Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ.
2. Quỹ Tích lũy trả nợ (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho công chức của Bộ Tài chính làm chủ tài khoản, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) và phân công một số công chức làm nhiệm vụ quản lý Quỹ theo chế độ kiêm nhiệm.
4. Quỹ được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong nước.
….
Theo đó, căn cứ trên quy định Quỹ Tích lũy trả nợ được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong nước.
Dẫn chiếu theo Điều 5 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đảm bảo nguồn ngoại tệ của Quỹ
1. Căn cứ vào tình hình thực hiện thu chi ngoại tệ của Quỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc điều hòa ngoại tệ cho Quỹ từ quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước trong trường hợp nguồn thu ngoại tệ không đáp ứng đủ nhu cầu chi ngoại tệ của Quỹ.
2. Trong trường hợp nguồn thu ngoại tệ của Quỹ không đảm bảo chi bằng ngoại tệ và Quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước không đủ nguồn ngoại tệ để thanh toán, Quỹ thực hiện mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc từ các ngân hàng thương mại để duy trì nguồn ngoại tệ tối thiểu bằng một kỳ trả nợ nước ngoài của Chính phủ trong năm tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo cân đối ngoại tệ cho Quỹ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính.
Theo đó, Quỹ Tích lũy trả nợ được đảm bảo nguồn thu ngoại tệ như sau:
- Căn cứ vào tình hình thực hiện thu chi ngoại tệ của Quỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc điều hòa ngoại tệ cho Quỹ từ quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước trong trường hợp nguồn thu ngoại tệ không đáp ứng đủ nhu cầu chi ngoại tệ của Quỹ.
- Trong trường hợp nguồn thu ngoại tệ của Quỹ không đảm bảo chi bằng ngoại tệ và Quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước không đủ nguồn ngoại tệ để thanh toán, Quỹ thực hiện mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc từ các ngân hàng thương mại để duy trì nguồn ngoại tệ tối thiểu bằng một kỳ trả nợ nước ngoài của Chính phủ trong năm tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo cân đối ngoại tệ cho Quỹ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính.
Quỹ Tích lũy trả nợ có sử dụng nguồn thu từ lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh hay không?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Các khoản thu và các khoản chi của Quỹ Tích lũy trả nợ
1. Nội dung các khoản thu:
a) Thu hồi nợ cho vay lại (bao gồm gốc, lãi, lãi phạt và các khoản phí).
b) Thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại.
c) Thu phí quản lý cho vay lại (phần Bộ Tài chính được hưởng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ).
d) Phí bảo lãnh và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có).
đ) Thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ.
e) Thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, danh mục nợ.
g) Thu lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ.
h) Các khoản thu hợp pháp khác.
…
Theo đó, Quỹ Tích lũy được sử dụng nguồn thu từ phí bảo lãnh và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh.
Nguồn thu của Quỹ Tích lũy trả nợ được chi vào những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Các khoản thu và các khoản chi của Quỹ Tích lũy trả nợ
…
2. Nội dung các khoản chi của Quỹ:
a) Chi trả nợ nước ngoài (gốc, lãi), phí (nếu có) đối với khoản vay về cho vay lại. Trường hợp ngân sách nhà nước đã ứng nguồn chi trả nợ nước ngoài, Quỹ Tích lũy trả nợ có trách nhiệm hoàn trả ngân sách nhà nước phần đã ứng.
b) Ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
c) Chi xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
d) Chi nghiệp vụ quản lý nợ công từ nguồn thu phí quản lý cho vay lại, phí bảo lãnh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ theo nguyên tắc không trùng lắp với dự toán chi thường xuyên được ngân sách nhà nước đảm bảo.
đ) Sau khi cân đối sử dụng cho các khoản chi quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này, Quỹ được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách nhà nước vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định này.
Theo đó, căn cứ quy định trên được sử dụng nguồn thu của Quỹ Tích lũy trả nợ ứng vốn để chi những nội dung sau:
- Chi trả nợ nước ngoài (gốc, lãi), phí (nếu có) đối với khoản vay về cho vay lại. Trường hợp ngân sách nhà nước đã ứng nguồn chi trả nợ nước ngoài, Quỹ Tích lũy trả nợ có trách nhiệm hoàn trả ngân sách nhà nước phần đã ứng.
- Ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Chi xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Chi nghiệp vụ quản lý nợ công từ nguồn thu phí quản lý cho vay lại, phí bảo lãnh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ theo nguyên tắc không trùng lắp với dự toán chi thường xuyên được ngân sách nhà nước đảm bảo.
Lưu ý: Sau khi cân đối sử dụng cho các khoản chi quy định nêu trên, Quỹ được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách nhà nước vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ mới nhất? Tải về Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo Nghị định 175?
- Gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn bị phạt bao nhiêu 2025? Ô tô, xe máy gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn phạt bao nhiêu?
- Miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập 2025 mấy năm? Hộ kinh doanh mới thành lập có phải nộp thuế môn bài không?
- Lỗi ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h phạt bao nhiêu 2025? Ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (tham khảo) mới nhất?