Quỹ tín dụng có được nhận tiền gửi của cá nhân khác không phải là thành viên không? Quy trình vay vốn đối với cá nhân không phải là thành viên được quy định như thế nào?
Quỹ tín dụng có được nhận tiền gửi của cá nhân khác không phải là thành viên không?
Tại khoản 1 Điều 118 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
1. Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Nhận tiền gửi của thành viên;
b) Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
...
Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân được quyền nhận tiền gửi của cá nhân khác không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Quy trình vay vốn đối với cá nhân không phải là thành viên được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Thông tư 04/2015/TT-NHNN có quy định về quản lý hoạt động cho vay như sau:
Quản lý hoạt động cho vay
Quỹ tín dụng nhân dân phải ban hành quy chế nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay để đảm bảo việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
1. Quy định cụ thể về việc cho vay đối với thành viên là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, hộ nghèo không phải là thành viên bao gồm:
a) Quy trình thẩm định, đánh giá nhu cầu, mục đích vay vốn của thành viên (phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống); tính khả thi của dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và khả năng hoàn trả vốn vay từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ; nhu cầu cần cải thiện đời sống; trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
b) Quy trình xét duyệt cho vay và xét duyệt, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ);
c) Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên;
d) Quy trình giải ngân vốn vay phù hợp với tiến độ dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ;
đ) Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát để bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, đồng thời làm cơ sở thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
e) Quy định về tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật (nếu có), phương thức xác định giá trị của tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản cho vay theo quy định của pháp luật;
g) Lãi suất cho vay, mức cho vay.
...
Theo đó, quy trình cụ thể về việc cho vay đối với thành viên là cá nhân không phải là thành viên bao gồm:
- Quy trình thẩm định, đánh giá nhu cầu, mục đích vay vốn của thành viên (phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống); tính khả thi của dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và khả năng hoàn trả vốn vay từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ; nhu cầu cần cải thiện đời sống; trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
- Quy trình xét duyệt cho vay và xét duyệt, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ);
- Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên;
- Quy trình giải ngân vốn vay phù hợp với tiến độ dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ;
- Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát để bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, đồng thời làm cơ sở thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
- Quy định về tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật (nếu có), phương thức xác định giá trị của tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản cho vay theo quy định của pháp luật;
- Lãi suất cho vay, mức cho vay.
Và việc bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, quy trình giải ngân của Quỹ tín dụng nhân dân đối với cá nhân không phải là thành viên sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên, phù hợp với tiến độ dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ của bên vay.
Quỹ tín dụng có được nhận tiền gửi của cá nhân khác không phải là thành viên không? (Hình từ Internet)
Khách hàng vay vốn ở Quỹ tín dụng có được biết trước lãi suất khi vay hay không?
Căn cứ Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng như sau:
Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Và, tại khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng có quy định khái niệm tổ chức tín dụng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên, mức lãi suất sẽ được niêm yết công khai khi vay vốn ở Quỹ Tín dụng. Do đó, khách hàng sẽ biết trước được mức lãi suất khi vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?