Quỹ tín dụng nhân dân có những khoản thu nhập nào từ hoạt động dịch vụ? Quỹ này không được hạch toán vào chi phí các khoản chi nào?
Quỹ tín dụng nhân dân có những khoản thu nhập nào từ hoạt động dịch vụ?
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2018/TT-BTC như sau:
Doanh thu
Các khoản thu của quỹ tín dụng nhân dân phải được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan, có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các khoản thu sau:
...
2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ:
a) Thu từ dịch vụ thanh toán gồm: Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên;
b) Thu từ dịch vụ ngân quỹ;
c) Thu từ việc nhận ủy thác, làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Thu từ làm đại lý kinh doanh bảo hiểm;
đ) Thu từ cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên;
e) Thu từ hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Thu từ hoạt động góp vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: Thu lãi từ việc góp vốn vào Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
4. Thu từ các hoạt động khác:
a) Thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm cả các khoản nợ đã được xóa nay thu được);
b) Thu từ nghiệp vụ mua bán nợ;
c) Thu từ việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản;
d) Thu từ hoàn nhập dự phòng;
đ) Thu từ hoạt động khác:
...
Như vậy, các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
(1) Thu từ dịch vụ thanh toán gồm: Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên;
(2) Thu từ dịch vụ ngân quỹ;
(3) Thu từ việc nhận ủy thác, làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
(4) Thu từ làm đại lý kinh doanh bảo hiểm;
(5) Thu từ cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên;
(6) Thu từ hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quỹ tín dụng nhân dân có những khoản thu nhập nào từ hoạt động dịch vụ? (Hình từ Internet)
Các khoản chi cho hoạt động dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân gồm những khoản nào?
Các khoản chi phí hoạt động dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 20/2018/TT-BTC như sau:
Chi phí
...
2. Chi phí hoạt động dịch vụ:
a) Chi về dịch vụ thanh toán: Chi cho hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên; chi vận chuyển tiền; chi nghiệp vụ kho quỹ;
b) Chi về dịch vụ ngân quỹ
c) Chi về dịch vụ viễn thông;
d) Chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý;
đ) Chi cho dịch vụ tư vấn;
e) Chi hoa hồng môi giới:
- Quỹ tín dụng nhân dân được chi hoa hồng môi giới đối với các hoạt động môi giới được pháp luật cho phép.
- Hoa hồng môi giới để chi cho bên thứ ba (làm trung gian), không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của quỹ tín dụng nhân dân; các chức danh quản lý, nhân viên của quỹ tín dụng nhân dân và người có liên quan của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa quỹ tín dụng nhân dân và bên nhận hoa hồng môi giới, trong đó phải có các nội dung cơ bản gồm: tên của bên nhận hoa hồng; nội dung chi; mức chi; phương thức thanh toán; thời gian thực hiện và kết thúc; trách nhiệm của các bên.
- Đối với khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê mỗi tài sản của quỹ tín dụng nhân dân tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản đó do môi giới mang lại trong năm.
- Đối với khoản chi môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố: mức chi hoa hồng môi giới bán mỗi tài sản thế chấp, cầm cố của quỹ tín dụng nhân dân không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản đó qua môi giới.
- Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân ban hành quy chế chi hoa hồng môi giới để áp dụng thống nhất và công khai.
...
Như vậy, theo quy định, các khoản chi phí hoạt động dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
(1) Chi về dịch vụ thanh toán:
- Chi cho hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên;
- Chi vận chuyển tiền;
- Chi nghiệp vụ kho quỹ;
(2) Chi về dịch vụ ngân quỹ
(3) Chi về dịch vụ viễn thông;
(4) Chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý;
(5) Chi cho dịch vụ tư vấn;
(6) Chi hoa hồng môi giới.
Quỹ tín dụng nhân dân không được hạch toán vào chi phí các khoản chi nào?
Việc ghi nhận chi phí của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 8 Thông tư 20/2018/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc ghi nhận chi phí
1. Việc xác định chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
2. Chi phí của quỹ tín dụng nhân dân là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Quỹ tín dụng nhân dân không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, quỹ tín dụng nhân dân không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý có phải tổ chức lại công ty thông tin tín dụng không?
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được thu thập từ những nguồn nào?
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?