Quy trình báo cáo Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong được quy định như thế nào? Nội dung Phiếu gồm mấy phần?
Quy trình báo cáo Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Mục D Hướng dẫn ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong ban hành kèm theo Quyết định 1921/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
- Bác sỹ điều trị cuối cùng là người lập chuỗi sự kiện, bệnh lý dẫn đến tử vong, ghi phiếu chẩn đoán tử vong theo hướng dẫn, tìm mã ICD-10 phù hợp cho từng sự kiện, chẩn đoán nguyên nhân chính gây tử vong đồng thời với hoàn thiện bệnh án tử vong. Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân tử vong thì bổ sung sau khi có kết quả khám nghiệm tử thi, hoặc sau khi có kết quả thẩm định nguyên nhân tử vong, hoặc kiểm thảo tử vong.
- Điều dưỡng lâm sàng chăm sóc người bệnh ở khoa cuối cùng là người kiểm tra tính đầy đủ của phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, kiểm tra lại mã ICD-10, thời gian.
- Điều dưỡng hành chính khoa cuối cùng là người kiểm tra rà soát tính đầy đủ, chính xác của phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong trước khi chuyển hồ sơ bệnh án kèm phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong về Phòng Kế hoạch tổng hợp.
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp có trách nhiệm triển khai, kiểm tra, đôn đốc, giám sát hỗ trợ các khoa phòng thực hiện đúng phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, kiểm tra tính chính xác mã ICD-10 các nguyên nhân tử vong. Ký (nếu được uỷ quyền) hoặc trình ký Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong. Nhập thông tin hoặc liên thông lên phần mềm quản lý nguyên nhân tử vong của Bộ Y tế.
- Cơ sở khám chữa bệnh phân công cán bộ chuyên trách, hoặc bán chuyên trách chịu trách nhiệm triển khai ghi nhận phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, mã hoá lâm sàng nguyên nhân tử vong và báo cáo thống kê nguyên nhân tử vong.
- Cơ sở khám chữa bệnh nên thiết kế mẫu Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong trên phần mềm của đơn vị theo chuẩn dữ liệu của Bộ Y tế, và liên thông trực tiếp thông qua các chuẩn trao đổi dữ liệu API, XML, Json, FHIR … với Hệ thống quản lý nguyên nhân tử vong của Bộ Y tế.
- Cơ sở khám chữa bệnh phân công cán bộ quản lý tài khoản đăng nhập Hệ thống thông tin quản lý nguyên nhân tử vong của Bộ Y tế tại đường link: hssk.kcb.vn hoặc đăng trên trang thông tin của Cục Quản lý Khám chữa bệnh kcb.vn, đăng ký tài khoản tại cdc.kcb@gmail.com, trả lại tài khoản khi không được giao nhiệm vụ quản lý số liệu nguyên nhân tử vong của bệnh viện.
Nguyên nhân tử vong (Hình từ Internet)
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì đối với người bệnh tử vong?
Căn cứ theo Điều 65 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Giải quyết đối với người bệnh tử vong
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Cấp giấy chứng tử;
b) Tiến hành kiểm thảo tử vong trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi người bệnh tử vong;
c) Giao người hành nghề trực tiếp điều trị hoặc phụ trách ca trực lập hồ sơ tử vong, trong đó ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyên nhân tử vong;
d) Lưu trữ hồ sơ tử vong theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
...
Cụ thể tại khoản 3 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định:
Hồ sơ bệnh án
...
3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm;
c) Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
- Cấp giấy chứng tử;
- Tiến hành kiểm thảo tử vong trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi người bệnh tử vong;
- Giao người hành nghề trực tiếp điều trị hoặc phụ trách ca trực lập hồ sơ tử vong, trong đó ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyên nhân tử vong;
- Lưu trữ hồ sơ tử vong theo quy định tại khoản 3 Điều 59 nêu trên.
Tải về mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất 2023: Tại Đây
Nội dung Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong gồm mấy phần?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục A Hướng dẫn ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong ban hành kèm theo Quyết định 1921/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
KHÁI NIỆM TỬ VONG VÀ NGUYÊN NHÂN TỬ VONG
Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
...
Nội dung phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong gồm 3 phần:
Thông tin hành chính: quan trọng nhất là tuổi, giới tính, địa chỉ để thống kê ca tử vong, cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận và lập phiếu, nơi tử vong: tại cơ sở y tế, tử vong trên đường đến cơ sở y tế, tiên lượng tử vong xin về hay tử vong tại nhà.
Phần A: Thông tin y tế liên quan đến nguyên nhân tử vong.
+ Mục 1, phần A: ghi chuỗi sự kiện gây tử vong.
+ Mục 2, phần A: yếu tố nguy cơ, bệnh lý góp phần gây tử vong.
Phần B: Một số thông tin liên quan đến tử vong như hình thức tử vong, thông tin bổ sung trong một số trường hợp tử vong do nguyên nhân bên ngoài, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.
Ngoài ra đối với một số nguyên nhân tử vong cụ thể tuỳ theo mục đích thống kê cần ghi nhận thêm một số thông tin bổ sung, ví dụ đối với tử vong do COVID-19 cần thu thập thêm thông tin về tình trạng tiêm vắc-xin, các thuốc kháng vi-rút đã sử dụng.
Theo đó, nội dung Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong gồm 3 phần được quy định cụ thể ở trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?