Quy trình bảo lưu kết quả thực hành khám chữa bệnh đối với chức danh chuyên môn tâm lý lâm sàng thực hiện ra sao?
- Quy trình bảo lưu kết quả thực hành hành nghề đối với chức danh chuyên môn tâm lý lâm sàng thực hiện ra sao?
- Nguyên tắc thực hành khám chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn tâm lý lâm sàng là gì?
- Bệnh viện đáp ứng điều kiện gì thì có thể làm cơ sở hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh đối với chức danh chuyên môn tâm lý lâm sàng?
Quy trình bảo lưu kết quả thực hành hành nghề đối với chức danh chuyên môn tâm lý lâm sàng thực hiện ra sao?
Tâm lý lâm sàng là một trong những chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Căn cứ theo quy định về bảo lưu kết quả thực hành khám chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
Bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
2. Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:
a) Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu;
b) Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu, trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.
Như vậy, theo quy định trên, đối với chức danh chuyên môn tâm lý lâm sàng muốn bảo lưu kết quả thực hành hành nghề thực hiện như sau:
Bước 1: Người thực hành gửi văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và các tài liệu chứng minh lý do bảo lưu kèm theo.
Bước 2: Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh xem xét và quyết định việc bảo lưu.
Trường hợp không đồng ý bảo lưu thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
- Chỉ có thể bảo lưu kết quả thực hành trong 12 tháng vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng (trường hợp bất khả kháng sẽ do người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh xem xét).
- Sau 30 ngày kể từ khi hết thời hạn bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị.
Quy trình bảo lưu kết quả thực hành khám chữa bệnh đối với chức danh chuyên môn tâm lý lâm sàng thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hành khám chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn tâm lý lâm sàng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì khi thực hành khám chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn tâm lý lâm sàng cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
(1) Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp;
(2) Thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành;
(3) Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn;
(4) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành, phải đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám chữa bệnh và cấp giấy xác nhận việc thực hành cho người thực hành;
(5) Người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành và phải chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm pháp luật;
(6) Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của người bệnh.
Bệnh viện đáp ứng điều kiện gì thì có thể làm cơ sở hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh đối với chức danh chuyên môn tâm lý lâm sàng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 96/2023/NĐ-CP về cơ sở hướng dẫn thực hành như sau:
Cơ sở hướng dẫn thực hành
...
7. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện, cơ sở cấp cứu ngoại viện.
8. Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh tâm lý lâm sàng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc cơ sở tâm lý lâm sàng, trong đó bệnh viện phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa tâm thần hoặc có bộ phận chuyên môn về tâm lý lâm sàng.
Theo đó, cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh tâm lý lâm sàng là cơ sở khám chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức bệnh viện thì phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa tâm thần hoặc có bộ phận chuyên môn về tâm lý lâm sàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?