Quy trình bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính đối với nguồn nhân sự tại chỗ bao gồm những bước nào?
- Việc bổ nhiệm viên chức lần đầu giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi như thế nào?
- Quy trình bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính đối với nguồn nhân sự tại chỗ bao gồm những bước nào?
- Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính là bao lâu?
Việc bổ nhiệm viên chức lần đầu giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về điều kiện bổ nhiệm viên chức như sau:
Điều kiện bổ nhiệm
1. Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ theo Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị “Quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” và tiêu chuẩn của từng chức danh bổ nhiệm do cấp có thẩm quyền ban hành; trường hợp đặc biệt phải báo cáo, giải trình rõ để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm; được cấp ủy có thẩm quyền kết luận bảo đảm tiêu chuẩn về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay để bổ nhiệm theo các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước.
2. Có đầy đủ hồ sơ, lý lịch cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, có bản kê khai tài sản theo quy định.
3. Tuổi bổ nhiệm;
a) Công chức, viên chức bổ nhiệm lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
...
Như vậy, việc bổ nhiệm viên chức lần đầu giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính phải đủ tuổi để công tác trọn một nhiệm kỳ.
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Việc bổ nhiệm viên chức lần đầu giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy trình bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính đối với nguồn nhân sự tại chỗ bao gồm những bước nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về quy trình chung như sau:
Quy trình chung
1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:
Bước 1: Tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1)
Thủ trưởng đơn vị tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo để xác định nhu cầu, chủ trương và thống nhất giới thiệu nhân sự bổ nhiệm; căn cứ kết quả Hội nghị, Thủ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, số lượng, giới thiệu phương án nhân sự bổ nhiệm và dự kiến phân công công tác đối với công chức, viên chức đề nghị bổ nhiệm.
Bước 2: Tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo “mở rộng” để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu giới thiệu đối với công chức, viên chức bổ nhiệm.
Bước 3: Tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2) để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu giới thiệu đối với công chức, viên chức.
Bước 4: Tổ chức Hội nghị công chức, viên chức “chủ chốt” để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm nhân sự đã được Tập thể Lãnh đạo thống nhất giới thiệu tại Hội nghị Bước 3.
Bước 5: Tập thể Lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự.
Căn cứ kết quả Hội nghị tại Bước 4, Tập thể Lãnh đạo tổ chức họp, biểu quyết nhân sự bổ nhiệm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm.
Bước 6: Phê duyệt (bao gồm cả thủ tục lấy ý kiến của cấp ủy đảng có thẩm quyền - nếu có) và lưu hành quyết định bổ nhiệm.
...
Như vậy, quy trình bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính đối với nguồn nhân sự tại chỗ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1);
Bước 2: Tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo “mở rộng” để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu giới thiệu đối với công chức, viên chức bổ nhiệm;
Bước 3: Tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2) để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu giới thiệu đối với công chức, viên chức;
Bước 4: Tổ chức Hội nghị công chức, viên chức “chủ chốt” để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm nhân sự đã được Tập thể Lãnh đạo thống nhất giới thiệu tại Hội nghị Bước 3.
Bước 5: Tập thể Lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự.
Bước 6: Phê duyệt (bao gồm cả thủ tục lấy ý kiến của cấp ủy đảng có thẩm quyền - nếu có) và lưu hành quyết định bổ nhiệm.
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính là bao lâu?
Căn cứ Điều 4 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về thời hạn giữ chức vụ như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại là 05 năm, tính từ thời điểm có hiệu lực ghi trong quyết định.
2. Thời gian công chức, viên chức được giao quyền hoặc giao phụ trách đơn vị không tính vào thời gian giữ chức vụ lãnh đạo chức vụ cấp Trưởng của đơn vị đó.
3. Đối với công chức, viên chức lãnh đạo được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương với chức vụ cũ thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực.
...
Như vậy, thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính là 05 năm tính từ thời điểm có hiệu lực ghi trong quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?