Quy trình cách chức Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật?
Nhiệm kỳ của Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là bao nhiêu năm theo quy định?
Tại Điều 45 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về các ngạch Điều tra viên như sau:
Điều tra viên
1. Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.
2. Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:
a) Điều tra viên sơ cấp;
b) Điều tra viên trung cấp;
c) Điều tra viên cao cấp.
Dẫn chiếu đến Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Thời hạn giữ chức vụ, chức danh
1. Thời hạn giữ chức vụ là 05 năm. Thời hạn giữ chức danh Kiểm sát viên, Điều tra viên khi được bổ nhiệm lần đầu là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm.
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật.
...
Theo đó, Điều tra viên khi được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm.
Quy trình cách chức Điều tra viên cao cấp được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật? (hình từ internet)
Điều tra viên cao cấp bị cách chức trong trường hợp nào?
Tại Điều 56 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
2. Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác.
Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc.
4. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự;
b) Vi phạm quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
d) Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
Chiếu theo quy định này thì Điều tra viên cao cấp bị cách chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự;
- Vi phạm quy định tại Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015;
- Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
Quy trình cách chức Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật?
Quy trình cách chức Điều tra viên cao cấp được thực hiện như tại Điều 24 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021, cụ thể như sau:
Bước 1: Người bị xem xét cách chức có bản kiểm điểm;
Bước 2: Cơ quan, đơn vị nơi người bị xem xét cách chức tổ chức kiểm tra, xác minh vi phạm và kiểm điểm làm rõ sai phạm của người bị đề nghị cách chức;
Bước 3: Cơ quan, đơn vị nơi người bị xem xét cách chức họp, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định;
Bước 4: Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát các cấp họp, xem xét việc cách chức Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch; Tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra họp, xem xét việc cách chức Điều tra viên;
Bước 5: Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp, xem xét đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân các cấp đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính của cấp mình; trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp cách chức Kiểm tra viên của cấp mình.
Tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức Điều tra viên, Cán bộ điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?