Quy trình đào tạo nhân viên vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được xây dựng gồm những nội dung gì?
- Xây dựng cơ cấu tổ chức vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải có các thành phần nào?
- Quy trình đào tạo nhân viên vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được xây dựng gồm những nội dung gì?
- Khi vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải bảo đảm thực hiện các quy trình nào?
Xây dựng cơ cấu tổ chức vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải có các thành phần nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định về yêu cầu đối với vận hành cơ sở LPƯNC như sau:
Yêu cầu đối với vận hành cơ sở LPƯNC
Tổ chức vận hành phải thực hiện các công việc sau:
1. Xây dựng cơ cấu tổ chức với các thành phần:
a) Người đứng đầu cơ sở LPƯNC (chịu trách nhiệm trực tiếp về an toàn cơ sở LPƯNC);
b) Nhân viên vận hành;
c) Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị và phương tiện kỹ thuật;
d) Nhân viên giám sát việc lập và thực hiện quy trình bảo đảm chất lượng;
đ) Bộ phận hiệu chuẩn thiết bị đo;
e) Bộ phận kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân, an toàn công nghiệp và an toàn cháy, nổ;
g) Bộ phận an ninh bảo đảm hoạt động của hệ thống bảo vệ thực thể.
2. Bảo đảm có đội ngũ nhân viên đủ trình độ chuyên môn và được đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Xây dựng quy định nội bộ, phân công trách nhiệm, quyền hạn đối với lãnh đạo, vị trí việc làm và yêu cầu chuyên môn đối với nhân viên.
…
Như vậy, theo quy định trên thì xây dựng cơ cấu tổ chức vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải có các thành phần sau:
- Người đứng đầu cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu (chịu trách nhiệm trực tiếp về an toàn cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu);
- Nhân viên vận hành;
- Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị và phương tiện kỹ thuật;
- Nhân viên giám sát việc lập và thực hiện quy trình bảo đảm chất lượng;
- Bộ phận hiệu chuẩn thiết bị đo;
- Bộ phận kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân, an toàn công nghiệp và an toàn cháy, nổ;
- Bộ phận an ninh bảo đảm hoạt động của hệ thống bảo vệ thực thể.
Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu (Hình từ Internet)
Quy trình đào tạo nhân viên vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được xây dựng gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định về yêu cầu đối với vận hành cơ sở LPƯNC như sau:
Yêu cầu đối với vận hành cơ sở LPƯNC
…
4. Xây dựng quy trình đào tạo nhân viên vận hành, bao gồm: chương trình đào tạo, thực tập, kiểm tra định kỳ, rèn luyện kỹ năng thực hành điều khiển cơ sở LPƯNC và vận hành thiết bị thí nghiệm, tập huấn thao tác trong trường hợp xảy ra tình huống vận hành, tình huống tiệm cận sự cố và sự cố; đào tạo về văn hóa an toàn.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Quy trình đào tạo nhân viên vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được xây dựng gồm: chương trình đào tạo, thực tập, kiểm tra định kỳ, rèn luyện kỹ năng thực hành điều khiển cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và vận hành thiết bị thí nghiệm, tập huấn thao tác trong trường hợp xảy ra tình huống vận hành, tình huống tiệm cận sự cố và sự cố; đào tạo về văn hóa an toàn
Khi vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải bảo đảm thực hiện các quy trình nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 15 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định về yêu cầu đối với vận hành cơ sở LPƯNC như sau:
Yêu cầu đối với vận hành cơ sở LPƯNC
…
6. Bảo đảm thực hiện các quy trình sau:
a) Nạp nhiên liệu và đưa lò phản ứng đến trạng thái tới hạn;
b) Thay đảo nhiên liệu;
c) Khởi động, thay đổi công suất và vận hành có công suất;
d) Hiệu chỉnh thanh điều khiển;
đ) Đo và theo dõi mức dự trữ độ phản ứng;
e) Hiệu chỉnh các kênh kiểm soát phân bố thông lượng nơtron;
g) Xác định công suất cơ sở LPƯNC và hiệu chỉnh buồng ion hóa của hệ thống điều khiển;
h) Hành động của nhân viên trong trường hợp có tín hiệu cảnh báo;
i) Hành động của nhân viên trong trường hợp có kích hoạt hệ thống bảo vệ;
k) Dừng lò theo kế hoạch và tắt các thiết bị;
l) Xử lý vật liệu hạt nhân;
m) Xử lý chất phóng xạ và chất thải phóng xạ;
n) Các quy trình khác trong trường hợp thực hiện công việc nguy hiểm liên quan đến bức xạ và hạt nhân.
7. Xây dựng hướng dẫn sử dụng hệ thống, thiết bị công nghệ và thiết bị thí nghiệm, trong đó có chỉ dẫn thao tác đối với vận hành bình thường, tình huống vận hành và quy trình thao tác khi xảy ra các sự cố trong thiết kế và sự cố ngoài thiết kế.
8. Xây dựng quy trình lưu trữ và bảo quản hồ sơ vận hành.
9. Lưu trữ tài liệu thiết kế, hồ sơ chế tạo thiết bị, biên bản và báo cáo thử nghiệm, hồ sơ bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa hệ thống an toàn và hệ thống quan trọng về an toàn thuộc nhóm an toàn cấp 1 và cấp 2 trong suốt vòng đời của cơ sở LPƯNC.
10. Tiến hành điều tra, nghiên cứu các tình huống tiệm cận sự cố, sự cố đã từng xảy ra; xây dựng và thực hiện biện pháp ngăn ngừa lặp lại các tình huống tiệm cận sự cố, sự cố tương tự.
11. Xây dựng và thực hiện quy trình thu thập, xử lý, phân tích, hệ thống hóa và lưu trữ thông tin về những tình huống vận hành của cơ sở LPƯNC trong suốt quá trình vận hành và khi chuyển giao cơ sở LPƯNC cho tổ chức khác.
12. Thực hiện kiểm soát nội bộ việc bảo đảm an toàn, bảo vệ thực thể và phải đưa kết quả kiểm tra vào báo cáo thực trạng an toàn của cơ sở LPƯNC.
13. Bảo đảm việc khởi động và vận hành có công suất, dừng lò tạm thời, dừng lò dài hạn, dừng lò vĩnh viễn tuân thủ các yêu cầu được quy định tại Phụ lục V Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì khi vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải bảo đảm thực hiện các quy trình sau:
- Nạp nhiên liệu và đưa lò phản ứng đến trạng thái tới hạn;
- Thay đảo nhiên liệu;
- Khởi động, thay đổi công suất và vận hành có công suất;
- Hiệu chỉnh thanh điều khiển;
- Đo và theo dõi mức dự trữ độ phản ứng;
- Hiệu chỉnh các kênh kiểm soát phân bố thông lượng nơtron;
- Xác định công suất cơ sở LPƯNC và hiệu chỉnh buồng ion hóa của hệ thống điều khiển;
- Hành động của nhân viên trong trường hợp có tín hiệu cảnh báo;
- Hành động của nhân viên trong trường hợp có kích hoạt hệ thống bảo vệ;
- Dừng lò theo kế hoạch và tắt các thiết bị;
- Xử lý vật liệu hạt nhân;
- Xử lý chất phóng xạ và chất thải phóng xạ;
- Các quy trình khác trong trường hợp thực hiện công việc nguy hiểm liên quan đến bức xạ và hạt nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?