Quy trình điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản được thực hiện như thế nào? Điều tra đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản gồm những nội dung gì?
Quy trình điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT, có quy định về quy trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản như sau:
Quy trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản được thực hiện theo quy trình sau đây:
1. Thiết kế điều tra.
2. Chuẩn bị điều tra.
3. Thực hiện điều tra.
4. Phân tích kết quả điều tra.
5. Xử lý số liệu điều tra.
6. Báo cáo kết quả điều tra.
7. Lưu trữ kết quả điều tra.
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản được thực hiện như sau:
- Thiết kế điều tra.
- Chuẩn bị điều tra.
- Thực hiện điều tra.
- Phân tích kết quả điều tra.
- Xử lý số liệu điều tra.
- Báo cáo kết quả điều tra.
- Lưu trữ kết quả điều tra.
Nguồn lợi thủy sản (Hình từ Internet)
Điều tra đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT, có quy định về hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản như sau:
Hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
1. Nội dung điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Thành phần loài, thành phần sản lượng, mật độ, độ phong phú, phân bố, trữ lượng của các loài thủy sản, sản lượng cho phép khai thác nguồn lợi thủy sản;
b) Đặc điểm sinh học của loài thủy sản;
c) Yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, thủy sinh vật khác có liên quan đến nguồn lợi thủy sản;
d) Nội dung khác theo yêu cầu quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững.
…
Như vậy, theo quy định trên thì điều tra đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản gồm những nội dung sau:
- Thành phần loài, thành phần sản lượng, mật độ, độ phong phú, phân bố, trữ lượng của các loài thủy sản, sản lượng cho phép khai thác nguồn lợi thủy sản;
- Đặc điểm sinh học của loài thủy sản;
- Yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, thủy sinh vật khác có liên quan đến nguồn lợi thủy sản;
- Nội dung khác theo yêu cầu quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững.
Điều tra đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT, có quy định về hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản như sau:
Hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
…
2. Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản thực hiện như sau:
a) Thiết kế điều tra: thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến đối tượng, khu vực điều tra; xây dựng kế hoạch, phương án điều tra;
b) Chuẩn bị điều tra: bố trí nhân sự, thiết bị, phương tiện; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện phương án điều tra;
c) Thực hiện điều tra: kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ, thiết bị sử dụng điều tra; tiến hành thu mẫu các đối tượng điều tra theo phương pháp phù hợp; phân tích, xác định mẫu thành phần loài, sản lượng và sinh học loài thủy sản; xử lý mẫu tại hiện trường theo phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng; thu thập, ghi chép thông tin tại thực địa;
d) Phân tích kết quả điều tra: phân tích, xử lý mẫu tiêu bản; các chỉ tiêu sinh học, mẫu trầm tích đáy, các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa; sinh vật phù du, động vật đáy; trứng cá, cá con, ấu trùng tôm, tôm con;
đ) Xử lý số liệu điều tra: sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê, phần mềm chuyên ngành khác để phân tích và chỉnh lý số liệu;
e) Báo cáo kết quả điều tra: xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản;
g) Lưu trữ kết quả điều tra;
h) Nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì điều tra đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản được thực hiện như sau:
- Thiết kế điều tra: thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến đối tượng, khu vực điều tra; xây dựng kế hoạch, phương án điều tra;
- Chuẩn bị điều tra: bố trí nhân sự, thiết bị, phương tiện; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện phương án điều tra;
- Thực hiện điều tra: kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ, thiết bị sử dụng điều tra; tiến hành thu mẫu các đối tượng điều tra theo phương pháp phù hợp; phân tích, xác định mẫu thành phần loài, sản lượng và sinh học loài thủy sản; xử lý mẫu tại hiện trường theo phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng; thu thập, ghi chép thông tin tại thực địa;
- Phân tích kết quả điều tra: phân tích, xử lý mẫu tiêu bản; các chỉ tiêu sinh học, mẫu trầm tích đáy, các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa; sinh vật phù du, động vật đáy; trứng cá, cá con, ấu trùng tôm, tôm con;
- Xử lý số liệu điều tra: sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê, phần mềm chuyên ngành khác để phân tích và chỉnh lý số liệu;
- Báo cáo kết quả điều tra: xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp đánh giá nguồn lợi thủy sản;
- Lưu trữ kết quả điều tra;
- Nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?