Quy trình ghi nhật ký công tác điện tử trên phần mềm Quản lý hệ thống thông tin nhật ký kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào?
- Tổng Kiểm toán nhà nước ghi nhật ký công tác điện tử trên phần mềm Quản lý hệ thống thông tin nhật ký kiểm toán của Kiểm toán nhà nước dựa theo nguyên tắc nào?
- Quy trình ghi nhật ký công tác điện tử trên phần mềm Quản lý hệ thống thông tin nhật ký kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào?
- Tổng Kiểm toán nhà nước có các quyền hạn khai thác dữ liệu nhật ký công tác điện tử trên phần mềm nào?
Tổng Kiểm toán nhà nước ghi nhật ký công tác điện tử trên phần mềm Quản lý hệ thống thông tin nhật ký kiểm toán của Kiểm toán nhà nước dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm Quản lý hệ thống thông tin nhật ký kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 662/QĐ-KTNN năm 2020, có quy định về nguyên tắc ghi nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác điện tử như sau:
Nguyên tắc ghi nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác điện tử
1. Cá nhân khi kiểm toán thực hiện ghi nhật ký kiểm toán điện tử (thành viên đoàn kiểm toán) hoặc ghi nhật ký công tác điện tử (Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, Lãnh đạo đoàn kiểm toán) chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của nội dung nhật ký được ghi trên phần mềm.
2. Việc ghi nhật ký kiểm toán, ghi nhật ký công tác điện tử được thực hiện theo đúng trình tự được quy định tại Điều 11, Điều 12 của Quy chế này. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian ghi nhật ký do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ ghi nhật ký công tác điện tử trên phần mềm Quản lý hệ thống thông tin nhật ký kiểm toán của Kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc sau:
Cá nhân khi kiểm toán thực hiện ghi nhật ký công tác điện tử chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của nội dung nhật ký được ghi trên phần mềm.
Tổng Kiểm toán nhà nước ghi nhật ký công tác điện tử trên phần mềm Quản lý hệ thống thông tin nhật ký kiểm toán của Kiểm toán nhà nước dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Quy trình ghi nhật ký công tác điện tử trên phần mềm Quản lý hệ thống thông tin nhật ký kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm Quản lý hệ thống thông tin nhật ký kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 662/QĐ-KTNN năm 2020, có quy định về quy trình ghi nhật ký công tác điện tử như sau:
Quy trình ghi nhật ký công tác điện tử
Trong quá trình thực hiện kiểm toán người sử dụng với vai trò Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoặc lãnh đạo đoàn kiểm toán có trách nhiệm ghi nhật ký công tác điện tử. Người sử dụng ghi lại nội dung các công việc liên quan đến nội dung cuộc kiểm toán. Sau thời gian kết thúc thực hiện kiểm toán, người sử dụng có thêm 05 ngày để xem và tiến hành sửa đổi bổ sung của các nội dung đã ghi trước đây.
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình ghi nhật ký công tác điện tử trên phần mềm Quản lý hệ thống thông tin nhật ký kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được thực hiện sau:
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán người sử dụng với vai trò Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoặc lãnh đạo đoàn kiểm toán có trách nhiệm ghi nhật ký công tác điện tử;
- Người sử dụng ghi lại nội dung các công việc liên quan đến nội dung cuộc kiểm toán;
- Sau thời gian kết thúc thực hiện kiểm toán, người sử dụng có thêm 05 ngày để xem và tiến hành sửa đổi bổ sung của các nội dung đã ghi trước đây.
Tổng Kiểm toán nhà nước có các quyền hạn khai thác dữ liệu nhật ký công tác điện tử trên phần mềm nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm Quản lý hệ thống thông tin nhật ký kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 662/QĐ-KTNN năm 2020, có quy định về quyền khai thác dữ liệu nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác điện tử của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và Thủ trưởng Đơn vị chủ trì thực hiện kiểm toán như sau:
Quyền khai thác dữ liệu nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác điện tử của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và Thủ trưởng Đơn vị chủ trì thực hiện kiểm toán
Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và Thủ trưởng Đơn vị chủ trì thực hiện kiểm toán có quyền khai thác dữ liệu nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác điện tử trên phần mềm như sau:
1. Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền truy cập vào phần mềm để khai thác, sử dụng dữ liệu nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác điện tử của tất cả các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền truy cập vào phần mềm để khai thác, sử dụng dữ liệu nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác điện tử của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước theo phạm vi được phân công phụ trách quản lý. Với các cuộc kiểm toán đã kết thúc thực hiện kiểm toán, thời gian truy cập tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày kết thúc thực hiện kiểm toán.
3. Thủ trưởng các đơn vị chủ trì thực hiện kiểm toán có quyền truy cập vào phần mềm để khai thác, sử dụng dữ liệu nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác điện tử của các cuộc kiểm toán do đơn vị mình chủ trì thực hiện. Với các cuộc kiểm toán đã kết thúc thực hiện kiểm toán, thời gian truy cập tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày kết thúc thực hiện kiểm toán.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền truy cập vào phần mềm để khai thác, sử dụng dữ liệu nhật ký công tác điện tử của tất cả các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT 2% từ 1/1/2025 đến hết 30/6/2025? Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT 2025?
- Vật dụng trên phương tiện vận tải gồm những gì? Hàng hóa là vật dụng trên phương tiện vận tải phải làm thủ tục hải quan?
- Quân luật là gì? Thiết quân luật tiếng Hàn là gì? Ai đề nghị ra lệnh thiết quân luật tại Việt Nam?
- Mẫu báo cáo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 2027 các cấp mới nhất? Mẫu báo cáo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 trường học?
- Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là gì? Quy định về xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan?