Quy trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn được thực hiện như thế nào? Ai có quyền xây dựng chương trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn?
Quy trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:
Quy trình giám sát
...
2- Giám sát theo chuyên đề:
a) Xây dựng chương trình giám sát hằng năm và thông báo cho đối tượng giám sát.
b) Thành lập đoàn giám sát, tổ giám sát (gọi chung là đoàn giám sát); xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức công đoàn hoặc cán bộ công đoàn.
c) Có văn bản yêu cầu đối tượng giám sát viết báo cáo và cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
d) Đoàn giám sát nghiên cứu báo cáo, tài liệu; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
đ) Chủ thể giám sát yêu cầu tổ chức công đoàn được giám sát hoặc tổ chức công đoàn có cán bộ được giám sát tổ chức hội nghị để đối tượng giám sát báo cáo; đoàn giám sát trình bày dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận.
e) Thông báo kết quả giám sát bằng văn bản đến tổ chức công đoàn, cán bộ được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.
g) Theo dõi, đôn đốc đối tượng giám sát thực hiện thông báo kết quả giám sát.
Theo đó, quy trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn được thực hiện theo các bước sau đây:
- Xây dựng chương trình giám sát hằng năm và thông báo cho đối tượng giám sát.
- Thành lập đoàn giám sát, tổ giám sát (gọi chung là đoàn giám sát); xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức công đoàn hoặc cán bộ công đoàn.
- Có văn bản yêu cầu đối tượng giám sát viết báo cáo và cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
- Đoàn giám sát nghiên cứu báo cáo, tài liệu; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
- Chủ thể giám sát yêu cầu tổ chức công đoàn được giám sát hoặc tổ chức công đoàn có cán bộ được giám sát tổ chức hội nghị để đối tượng giám sát báo cáo; đoàn giám sát trình bày dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận.
- Thông báo kết quả giám sát bằng văn bản đến tổ chức công đoàn, cán bộ được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Theo dõi, đôn đốc đối tượng giám sát thực hiện thông báo kết quả giám sát.
Ai có quyền xây dựng chương trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn?
Ai có quyền xây dựng chương trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn? (Hình từ internet)
Theo điểm a khoản 1 Điều 14 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm của chủ thể giám sát
1- Thẩm quyền của chủ thể giám sát:
a) Ban hành các văn bản về thực hiện công tác giám sát (như chương trình, kế hoạch, thông báo, quyết định giám sát).
b) Cử đại diện lãnh đạo hoặc cán bộ theo dõi lĩnh vực, địa bàn dự các cuộc họp, hội nghị của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực công đoàn cùng cấp và các tổ chức công đoàn cấp dưới theo quy định; lập các đoàn, tổ giám sát để tiến hành các cuộc giám sát; nắm tình hình liên quan đến đối tượng được giám sát.
c) Chủ thể giám sát, đoàn giám sát, cán bộ được giao nhiệm vụ giám sát được yêu cầu đối tượng giám sát, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, trả lời, trao đổi về những nội dung liên quan đến việc giám sát; yêu cầu tổ chức công đoàn quản lý đối tượng giám sát phối hợp thực hiện.
d) Qua giám sát, chủ thể giám sát nhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; rút kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; bổ sung, sửa đổi, nhắc nhở, cảnh báo, kiến nghị những vấn đề cần thiết.
đ) Khi phát hiện đối tượng giám sát thực hiện không đúng Điều lệ, nghị quyết, các quy định của công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước thì yêu cầu khắc phục, sửa chữa hoặc xử lý theo thẩm quyền; nếu thấy cần thiết thì yêu cầu hủy bỏ quyết định, quy định sai trái đó.
...
Theo đó, chủ thể giám sát có quyền xây dựng chương trình giám sát theo chuyên đề trong tổ chức công đoàn.
Đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn có trách nhiệm gì?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định về trách nhiệm của đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn như sau:
Trách nhiệm và quyền của đối tượng giám sát và tổ chức, cá nhân liên quan
1- Trách nhiệm của đối tượng giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của công đoàn về công tác giám sát. Chấp hành các yêu cầu, quyết định của chủ thể giám sát hoặc của tổ chức công đoàn có thẩm quyền.
b) Có trách nhiệm mời chủ thể giám sát và cán bộ được phân công giám sát dự các cuộc họp, hội nghị; cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu; tham dự đầy đủ các cuộc họp, buổi làm việc được triệu tập; báo cáo, trao đổi đầy đủ, trung thực với chủ thể giám sát về các nội dung được yêu cầu.
c) Thực hiện quyết định, thông báo, tiếp thu việc nhắc nhở, cảnh báo, các đề nghị hoặc yêu cầu của chủ thể giám sát; nghiên cứu, xem xét để phát huy mặt mạnh; khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm hoặc hậu quả gây ra và báo cáo với chủ thể giám sát đúng quy định.
d) Không được gây khó khăn, trở ngại; không được từ chối khi có yêu cầu giám sát của chủ thể giám sát có thẩm quyền; không để lộ bí mật nội dung giám sát và các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?