Quy trình kết nạp lại đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình quy định như thế nào?
- Những trường nào hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình?
- Trường hợp nào không xem xét kết nạp lại đảng viên khi vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình?
- Quy trình kết nạp lại đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình quy định như thế nào?
Những trường nào hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 quy định như sau:
"Điều 2. Những trường hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
8. Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình).
9. Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên)."
Như vậy nếu sinh con trong những trường hợp trên thì không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Kết nạp lại đảng viên (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không xem xét kết nạp lại đảng viên khi vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 quy định như sau:
"Điều 3. Các trường hợp không xem xét kết nạp lại và kết nạp vào Đảng
1. Đảng viên sau khi bị đưa ra khỏi Đảng lại vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
2. Quần chúng đã vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên."
Như vậy nếu sau khi bị đưa ra khỏi Đảng lại vi phạm hoặc quần chúng trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên thì không xem xét kết nạp lại và kết nạp vào Đảng khi vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Quy trình kết nạp lại đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 quy định như sau:
"Điều 4. Tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền kết nạp lại vào Đảng đối với đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
1. Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ được xem xét, kết nạp lại vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị; là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân và phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 24 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba hoặc 36 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ tư kể từ ngày bị đưa ra khỏi Đảng đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.
2. Việc kết nạp lại đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình vào Đảng phải được ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi ban thường vụ cấp uỷ huyện (hoặc tương đương) quyết định kết nạp."
Về thủ tục kết nạp lại đảng viên cũng tương tự như xem xét kết nạp đảng lần đầu quy định tại Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 của Ban chấp hành Trung ương Đảng quy định như sau :
"3 - Thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.1- Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
[...] 3.2- Đơn xin vào Đảng
[...] 3.3- Lý lịch của người vào Đảng
[...] 3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
[...] 3.5- Lấy ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú
[...] 3.6- Nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng
[...] 3.7- Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên
[...] 3.8- Tổ chức lễ kết nạp đảng viên.
[...] 3.9. Việc xem xét, kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đổi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú
[...] 3.10. Việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị [...]"
Bạn lưu ý việc kết nạp lại đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình vào Đảng phải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi ban thường vụ cấp ủy huyện (hoặc tương đương) quyết định kết nạp (khoản 2 Điều 4 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?