Quy trình quan trắc đất sụt được thực hiện theo quy định nào? Hồ sơ khảo sát chi tiết đất sụt trong bước lập bản vẽ thi công gồm những thành phần gì?
Quy trình khảo sát chi tiết địa chất thủy văn (ĐCTV) đối với công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô được quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế quy định cụ thể về hoạt động khảo sát chi tiết ĐCTV như sau:
"7.4 Khảo sát chi tiết ĐCTV
7.4.1 Nội dung khảo sát chi tiết ĐCTV: chủ yếu là khảo sát bổ sung các số liệu quan trắc về hoạt động của nước ngầm và khi cần thiết có thể bổ sung các thí nghiệm đổ nước hoặc lắp đặt thiết bị đặc chủng để phát hiện và theo dõi hoạt động của nước ngầm.
7.4.2 Các số liệu khảo sát chi tiết ĐCTV chủ yếu là các vị trí vết lộ nước ngầm; lưu lượng dòng ngầm và mực nước tĩnh dâng cao của nước ngầm tại các hố khoan.
7.4.3 Báo cáo khảo sát chi tiết về ĐCTV: cần nêu chi tiết hơn yêu cầu ở Điều 6.4."
Quy trình quan trắc đất sụt được thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ tiểu mục 7.5 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, nội dung, phương pháp, phương tiện, hồ sơ tiến hành quan trắc đất sụt trên đường ô tô được quy định cụ thể như sau:
"7.5 Quan trắc đất sụt
7.5.1 Nội dung công tác quan trắc hiện tượng đất sụt, chủ yếu là quan trắc trượt đất, nhằm ghi nhận được mọi dấu hiệu biến đổi của các quá trình và hiện tượng địa chất vật lý, ĐCTV và các chế độ thủy nhiệt khác xảy ra trong đất . Mục tiêu cuối cùng của việc quan trắc là phải xác định được quá trình dịch chuyển của khối đất trượt theo 2 phương ngang và đứng theo thời gian.
7.5.2 Phương pháp quan trắc có thể sử dụng phương pháp trắc đạc, dụng cụ đo kiểu quả lắc, dụng cụ báo động bằng còi và thiết bị tự ghi điện tử kết nối truyền tín hiệu qua vệ tinh để quan trắc trượt, đất sụt. Trong các phương pháp kể trên, cần khởi đầu bằng phương pháp quan trắc bằng mắt để ghi nhận trực tiếp tính chất của các hiện trường diễn biến. Khi ghi chép nhật ký quan trắc, cần chú ý đến yếu tố thời tiết, hoạt động nông lâm nghiệp và các hoạt động khác diễn ra lân cận.
7.5.3 Bố trí mạng lưới cọc mốc quan trắc: trong trường hợp đơn giản nhất, có thể sử dụng phương pháp dùng máy kinh vĩ độ chính xác cao để đo đạc các chuyển vị đứng và ngang của khối trượt, sụt theo từng thời kỳ quan trắc với hệ thống cọc mốc được bố trí bên trong và bên ngoài khối trượt, sụt theo quy định sau:
- Cọc mốc dài hay ngắn tùy theo mặt trượt nông hay sâu, đẩy cọc mốc càng gần mặt trượt càng tốt, có thể ở trên và cách mặt trượt khoảng từ 0,5 m đến 2,0 m.
- Các cọc mốc cố định được bố trí thành tuyến ngang và tuyến dọc, theo mạng lưới (10 x 10) m đến (25 x 25) m trên toàn bộ bề mặt khu vực trượt đất. Cần bố trí cọc mốc vượt quá mép trượt từ 20 m đến 50 m và vượt quá lý trình đầu và cuối của phạm vi trượt là 50 m.
- Mốc quan trắc cố định dùng để so sánh và kiểm tra độ dịch chuyển của khối trượt được đặt ngoài phạm vi khu vực trượt từ 100 m đến 200 m và đặt ở nơi có tầm nhìn tốt nhất cho vị trí đặt máy đo đạc và mạng lưới cọc mốc nối trên.
7.5.4 Về thời gian quan trắc: cần thực hiện đúng theo đề cương công tác được vạch ra cho mỗi yêu cầu đo đạc quan trắc cụ thể. Theo đó, ở những nơi phát sinh trượt nhanh, cần quan trắc theo từng giờ và ở những nơi trượt phát triển chậm, có thể quan trắc theo ngày hoặc tháng. Đối với những nơi hiện tượng trượt đất diễn biến lâu dài, khi đó có thể định kỳ quan trắc theo mùa (mùa khô, mùa mưa).
7.5.5 Sau khi kết thúc đề cương quan trắc, cần giao nộp đủ hồ sơ quan trắc bao gồm:
- Sơ đồ bố trí mạng lưới cọc mốc quan trắc trên bình đồ tỷ lệ 1:200 - 1:500.
- Thuyết minh phương pháp quan trắc.
- Nhật ký quan trắc.
- Các biểu đồ biểu diễn chuyển vị của hệ thống cọc mốc quan trắc theo phương đứng và ngang với độ chính xác đến 1/10 mm.
- Diễn biến thay đổi hình dạng mặt cắt ngang của khối trượt tương ứng với từng thời kỳ quan trắc."
Hồ sơ khảo sát chi tiết đất sụt trong bước lập bản vẽ thi công gồm những thành phần gì?
Hồ sơ khảo sát chi tiết đất sụt trong bước lập bản vẽ thi công gồm những thành phần gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ tiểu mục 7.6 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, hồ sơ khảo sát chi tiết đất sụt trên đường ô tô ở bước lập bản vẽ thi công (BVTC) được quy định như sau:
"7.6 Hồ sơ khảo sát chi tiết đất sụt bước lập BVTC
Nội dung hồ sơ khảo sát chi tiết đất sụt bước lập BVTC bao gồm:
- Báo cáo khảo sát chi tiết địa hình khu vực xảy ra hiện tượng đất sụt;
- Báo cáo khảo sát chi tiết điều kiện ĐCCT và ĐCTV;
- Báo cáo điều kiện chi tiết thủy văn;
- Báo cáo về kết quả quan trắc đất sụt;
- Thuyết minh chung khảo sát bước lập BVTC: tổng hợp đầy đủ ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên và kết luận nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đất sụt trên tuyến đường. Đồng thời đề xuất việc ưu tiên lựa chọn phương án khắc phục hoặc xử lý đất sụt;
- Các bản vẽ kỹ thuật kèm theo;
- Các tài liệu khác kèm theo."
Theo đó, trong bước lập bản vẽ thi công, hồ sơ khảo sát chi tiết đất sụt trên đường ô tô phải đảm bảo có đầy đủ những thành phần nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?