Quy trình soạn thảo thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính như thế nào? Đơn vị thẩm định thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính?
Quy trình soạn thảo thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính như thế nào?
Quy trình soạn thảo thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính được quy định tại Điều 53 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2829/QĐ-BTC năm 2024 như sau:
(1) Căn cứ Chương trình xây dựng thông tư của Bộ Tài chính, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
Việc soạn thảo, ban hành thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật và quy định tại Quy chế này.
(2) Đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm tổ chức soạn thảo thông tư theo quy trình sau:
- Phân công Lãnh đạo đơn vị phụ trách chỉ đạo công tác nghiên cứu, xây dựng thông tư, công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để soạn thảo.
Trong quá trình soạn thảo, tùy theo nội dung của dự thảo thông tư, đơn vị được giao chủ trì có thể mời đại diện đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia ngay từ khâu đầu của quy trình soạn thảo thông tư;
- Đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính tại dự thảo thông tư; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);
- Tổ chức lấy ý kiến tham gia của các đơn vị thuộc Bộ có liên quan; các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo thông tư và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
- Tổ chức truyền thông nội dung cơ bản của dự thảo thông tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức phù hợp khác về các vấn đề phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, có nhiều ý kiến khác nhau và tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp;
- Tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và chỉnh lý dự thảo thông tư; trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có);
- Gửi lấy ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế đối với dự thảo thông tư Tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục có trách nhiệm cho ý kiến về dự thảo Thông tư do đơn vị khác thuộc Tổng cục chủ trì soạn thảo trước khi trình Lãnh đạo Tổng cục duyệt, ký công văn gửi Vụ Pháp chế thẩm định theo quy định tại Quy chế này;
- Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế để chỉnh lý dự thảo thông tư;
- Trình Bộ ký ban hành thông tư;
- Lưu hành và đăng tải thông tư theo quy định.
Quy trình soạn thảo thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính như thế nào? Đơn vị thẩm định thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm thẩm định thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2829/QĐ-BTC năm 2024 như sau:
Đơn vị thẩm định thông tư
1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư.
2. Đối với dự thảo thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo, việc thẩm định được thực hiện thông qua hình thức Hội đồng tư vấn thẩm định theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2024/NĐ-CP.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nguyên tắc thẩm định thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính là gì?
Căn cứ vào Điều 58 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2829/QĐ-BTC năm 2024 quy định nguyên tắc thẩm định thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:
- Thẩm định dự thảo thông tư là hoạt động xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức của dự thảo nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo thông tư trong hệ thống pháp luật.
- Việc thẩm định dự thảo thông tư phải đảm bảo tính khách quan, khoa học; bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
- Các dự thảo thông tư do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo phải có ý kiến thẩm định của đơn vị thẩm định trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt và ký ban hành. Văn phòng Bộ chỉ tiếp nhận hồ sơ trình Bộ của các đơn vị khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của đơn vị thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?