Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa phải thực hiện theo mấy bước?
- Doanh nghiệp được xem là không đủ điều kiện để cổ phần hóa phải thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp trong trường hợp nào?
- Việc tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện để cổ phần hóa cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa phải thực hiện theo mấy bước?
Doanh nghiệp được xem là không đủ điều kiện để cổ phần hóa phải thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 126/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định về điều kiện cổ phần hóa như sau:
Điều kiện cổ phần hóa
...
2. Các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ đảm bảo tính khả thi và hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, doanh nghiệp được xem là không đủ điều kiện để cổ phần hóa phải thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp là doanh nghiệp đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả.
Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa phải thực hiện theo mấy bước? (Hình từ Internet)
Việc tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện để cổ phần hóa cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTC thì nguyên tắc việc tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện để cổ phần hóa cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
(1) Phương án tái cơ cấu được thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp tái cơ cấu với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Mua bán nợ Việt Nam) và/hoặc các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (lập biên bản thỏa thuận giữa các bên).
Công ty Mua bán nợ Việt Nam được quyền chủ động đàm phán mua nợ với các chủ nợ và đề xuất phương án tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
(2) Công ty Mua bán nợ Việt Nam chỉ quyết định mua nợ sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với cơ quan đại diện chủ sở hữu và có kết quả đàm phán mua nợ với các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu.
Phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp phải đảm bảo có tính khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chính, chuyển đổi thành công doanh nghiệp sang công ty cổ phần theo quy định.
(3) Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
(4) Ngoài các nội dung quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp tái cơ cấu, Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các cơ quan có liên quan thực hiện theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP , Nghị định 140/2020/NĐ-CP , Nghị định 129/2020/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa phải thực hiện theo mấy bước?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định về quá trình tái cơ cấu như sau:
Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp
Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần quy định cụ thể tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, bao gồm các bước cơ bản sau:
1. Xây dựng phương án tái cơ cấu
a) Triển khai kế hoạch chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần:
- Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc.
- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.
- Phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa.
- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP , Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp.
- Quyết định việc đề nghị Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ khác tham gia tải cơ cấu.
b) Hoàn tất phương án tái cơ cấu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu.
3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
a) Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp;
b) Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp tái cơ cấu và công ty cổ phần.
Như vậy, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa sẽ được thực hiện theo 03 bước:
(1) Xây dựng phương án tái cơ cấu.
(2) Tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu.
(3) Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
Đối với việc xây dựng phương án tái cơ cấu cần triển khai kế hoạch chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần theo các bước:
- Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc.
- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.
- Phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa.
- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định pháp luật
- Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp.
- Quyết định việc đề nghị Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ khác tham gia tải cơ cấu.
- Hoàn tất phương án tái cơ cấu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?