Quy trình tạo chữ ký số chuyên dùng công vụ có phải kiểm tra hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ không?
Quy trình tạo chữ ký số chuyên dùng công vụ có phải kiểm tra hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình tạo chữ ký số chuyên dùng công vụ
1. Kiểm tra hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
2. Kiểm tra hợp lệ của đường dẫn chứng thực theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
3. Sử dụng khóa bí mật tương ứng với chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể thực hiện ký số để tạo chữ ký số chuyên dùng công vụ.
4. Trong trường hợp pháp luật quy định thông điệp dữ liệu cần có dấu thời gian thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được gắn dấu thời gian tương ứng với chữ ký số chuyên dùng công vụ đã tạo ra; địa chỉ máy chủ dấu thời gian được công bố bởi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
5. Hiển thị thông tin về chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vây, quy trình tạo chữ ký số chuyên dùng sẽ phải thực hiện kiểm tra hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ bao gồm:
(1) Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có thời hạn hiệu lực tại thời điểm ký số;
+ Phù hợp phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ, trách nhiệm pháp lý của chủ thể ký số và đáp ứng các điều kiện kiểm tra tại Nghị định này;
+ Trạng thái của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được kiểm tra theo quy định tại mục (2) còn hoạt động tại thời điểm ký số.
(2) Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ qua danh sách chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ bị thu hồi (CRL) hoặc qua trạng thái chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ trực tuyến (OCSP) được công bố bởi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ tại thời điểm ký số.
Quy trình tạo chữ ký số chuyên dùng công vụ có phải kiểm tra hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ không? (Hình từ Internet)
Chữ ký số chuyên dùng công vụ được xem là hợp lệ khi đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định về quy trình kiểm tra chữ ký số chuyên dùng công vụ như sau:
- Chữ ký số chuyên dùng công vụ là hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu ký số bằng cách kiểm tra chữ ký số chuyên dùng công vụ tương ứng với khóa công khai của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
+ Thông tin của chủ thể thực hiện ký số phù hợp với chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
+ Thời gian ký số phải phù hợp nội dung của dữ liệu ký số và quy trình kiểm tra đáp ứng Nghị định 68/2024/NĐ-CP.
+ Đảm bảo hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể thực hiện ký số theo quy định tại Điều 31 Nghị định 68/2024/NĐ-CP.
Chữ ký số chuyên dùng công vụ được sử dụng trong hoạt động nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về chữ ký điện tử như sau:
Chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm:
a) Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;
b) Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng;
c) Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
2. Chữ ký điện tử chuyên dùng phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu;
b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận;
c) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký;
d) Hiệu lực của chữ ký điện tử chuyên dùng có thể được kiểm tra theo điều kiện do các bên tham gia thỏa thuận.
...
Như vậy, chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?