Quy trình thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi như thế nào? Yêu cầu cần đạt được sau khi thử nghiệm là gì?
Thiết bị thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi phải đáp ứng những điều kiện gì?
Thiết bị thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7461:2005 (ISO 2958:1973) về Phương tiện giao thông đường bộ - Bảo vệ bên ngoài cho ô tô con như sau:
Điều kiện thử
...
4.2. Thiết bị thử
Tiến hành thử theo quy định trong điều 5 với thiết bị thử có đặc tính sau:
4.2.1. Bề mặt va chạm của thiết bị thử phải tuân theo Hình 1, mặt bao va chạm được làm bằng thép tôi cứng.
4.2.2. Với mặt phẳng thẳng đứng A, đường thẳng chuẩn được thể hiện trên Hình 1 phải nằm ngang và có cùng chiều cao với tâm va chạm của thiết bị thử.
4.2.3. Khối lượng va chạm của thiết bị thử phải bằng với khối lượng bản thân xe. Có thể sử dụng thiết bị thử có khối lượng khác nhau ở các vận tốc va chạm khác nhau với điều kiện chúng cho kết quả tương đương.
4.2.4. Tùy theo lựa chọn của nhà sản xuất, thiết bị thử có thể là:
a) một quả va với chiều dài cánh tay đòn từ tâm quay đến tâm va chạm không nhỏ hơn 3,3 m (đường thẳng chuẩn trùng với tâm va chạm). Mặt phẳng A của quả va phải luôn song song với trục quay của nó trong suốt quá trình thử;
b) một quả va được treo bằng giá hình bình hành, cung do điểm bất kỳ của đường thẳng chuẩn vẽ ra có bán kính cố định không nhỏ hơn 3,3 m. Mặt phẳng A của quả va phải luôn song song với trục quay của nó trong suốt quá trình thử;
c) một thanh va chuyển động trong mặt phẳng nằm ngang theo đường thẳng và không quay.
Theo đó, thiết bị thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi có những đặc tính sau:
- Bề mặt va chạm của thiết bị thử phải tuân theo Hình 1, mặt bao va chạm được làm bằng thép tôi cứng.
- Với mặt phẳng thẳng đứng A, đường thẳng chuẩn được thể hiện trên Hình 1 phải nằm ngang và có cùng chiều cao với tâm va chạm của thiết bị thử.
- Khối lượng va chạm của thiết bị thử phải bằng với khối lượng bản thân xe. Có thể sử dụng thiết bị thử có khối lượng khác nhau ở các vận tốc va chạm khác nhau với điều kiện chúng cho kết quả tương đương.
- Tùy theo lựa chọn của nhà sản xuất, thiết bị thử có thể là:
+ Một quả va với chiều dài cánh tay đòn từ tâm quay đến tâm va chạm không nhỏ hơn 3,3 m (đường thẳng chuẩn trùng với tâm va chạm). Mặt phẳng A của quả va phải luôn song song với trục quay của nó trong suốt quá trình thử;
+ Một quả va được treo bằng giá hình bình hành, cung do điểm bất kỳ của đường thẳng chuẩn vẽ ra có bán kính cố định không nhỏ hơn 3,3 m. Mặt phẳng A của quả va phải luôn song song với trục quay của nó trong suốt quá trình thử;
+ Một thanh va chuyển động trong mặt phẳng nằm ngang theo đường thẳng và không quay.
Thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chổ ngồi (Hình từ Internet)
Quy trình thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi như thế nào?
Quy trình thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho ô tô con 9 chỗ ngồi được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7461:2005 (ISO 2958:1973) về Phương tiện giao thông đường bộ - Bảo vệ bên ngoài cho ô tô con như sau:
Xe được thử phải tuân theo các điều kiện đặt ra tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7461:2005 (ISO 2958:1973) về Phương tiện giao thông đường bộ - Bảo vệ bên ngoài cho ô tô con khi tiến hành thử theo quy định.
- Trong quá trình thử va chạm, va chạm đầu tiên của thiết bị thử với xe phải là va chạm của mặt bao va chạm lên cơ cấu bảo vệ.
Ngoài ra, trong hai điều kiện chất tải được quy định, cơ cấu bảo vệ ở giữa các góc xác định của xe trên thực tế phải cắt mặt phẳng nằm ngang chứa đường thẳng chuẩn ở chiều cao chuẩn 445 mm so với mặt đỗ xe.
- Thử va chạm dọc
Phép thử này bao gồm hai va chạm vào mặt trước và hai va chạm vào mặt sau xe. Trên mỗi mặt trước hoặc mặt sau xe có một va chạm ở điều kiện tự trọng và một ở điều kiện tải trọng thiết kế.
Đối với va chạm vào mặt trước và mặt sau xe, cho phép tùy chọn vị trí thiết bị thử cho va chạm đầu tiên. Nhưng với va chạm thứ hai, mặt phẳng trung tuyến dọc của thiết bị thử phải ở khoảng cách tối thiểu 300 mm so với vị trí của nó trong va chạm đầu tiên với điều kiện là trong quá trình va chạm, vị trí giới hạn của thiết bị thử không vượt ra ngoài vùng được xác định bởi hai mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc và đi qua các góc của xe.
+ Đặt thiết bị thử theo chỉ dẫn trên Hình 1 bảo đảm mặt phẳng A thẳng đứng và đường thẳng chuẩn nằm ngang ở chiều cao chuẩn 445 mm.
+ Chỉnh thẳng xe để một điểm nằm giữa các góc xe chạm vào nhưng không làm dịch chuyển thiết bị thử, mặt phẳng trung tuyến dọc của xe phải vuông góc với mặt phẳng A của thiết bị thử.
+ Va chạm vào xe ở vận tốc 4 km/h.
- Thử va chạm góc
Phép thử này gồm một va chạm vào một góc trước và một va chạm vào một góc sau của xe ở điều kiện tự trọng, một va chạm vào góc trước còn lại và một va chạm vào góc sau còn lại với xe ở điều kiện tải trọng thiết kế.
+ Đặt thiết bị thử theo chỉ dẫn trên Hình 1 bảo đảm mặt phẳng A thẳng đứng và đường thẳng chuẩn nằm ngang ở độ cao chuẩn 445 mm.
+ Chỉnh thẳng xe để góc của xe chạm vào nhưng không làm dịch chuyển thiết bị thử. Ngoài ra, phải đáp ứng các điều kiện sau:
++ Mặt phẳng A của thiết bị thử tạo thành góc 60o ± 5o so với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe;
++ Điểm va chạm đầu tiên phải ở trong mặt phẳng trung tuyến của thiết bị thử (trong phạm vi dung sai ± 25 mm).
+ Va chạm vào xe ở vận tốc 2,5 km/h.
Yêu cầu cần đạt được sau mỗi lần thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi là gì?
Yêu cầu cần đạt được sau mỗi lần thử nghiệm tính năng bảo vệ bên ngoài cho xe ô tô con 9 chỗ ngồi được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7461:2005 (ISO 2958:1973) về Phương tiện giao thông đường bộ - Bảo vệ bên ngoài cho ô tô con như sau:
- Nếu khó khăn trong việc điều chỉnh thiết bị chiếu sáng do nhà sản xuất lắp trên xe, cho phép thay đổi cách điều chỉnh để đạt được tính năng kỹ thuật theo yêu cầu nhưng phải được thực hiện bằng dụng cụ thông thường.
Thiết bị tín hiệu không kể đèn soi biển số tiếp tục hoạt động bình thường và vẫn quan sát được.
Bóng đèn có thể được thay thế trong trường hợp sợi đốt bị cháy.
- Nắp khoang động cơ, khoang chứa hàng và cửa xe đóng, mở được bình thường.
- Hệ thống nhiên liệu và làm mát trên xe không bị rò rỉ hoặc tắc nghẽn cản trở sự hoạt động bình thường của hệ thống. Bộ phận làm kín và nắp đậy của các hệ thống này hoạt động bình thường.
- Hệ thống dẫn khí thải của xe không bị hư hỏng hoặc dịch chuyển tới mức cản trở sự hoạt động bình thường của xe.
- Hệ thống truyền lực, treo, lái và phanh vẫn trong giới hạn điều chỉnh được và hoạt động bình thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?